Các thương điếm phương tây
trong thế
kỷ xvii, có hai thương điếm phương tây đã được dựng lên ở phố hiến: thương điếm
hà lan (1637-1700) và thương điếm anh (1672-1683). đây là văn phòng đại diện
kiêm nhà kho của các công ty đông ấn hà lan và anh. công ty ấn độ pháp cũng
được phép thành lập một thương điếm ở phố hiến vào năm 1680, nhưng trên thực tế
đã không có hoạt động gì đáng kể.
đây là
một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới phố hiến, quãng gần
thôn nễ châu và vạn mới. từ thế kỷ xviii, quần thể kiến trúc này đã bị huỷ hoại
trở thành đồng ruộng. đến cuối thế kỷ xix, tác giả người pháp g. dumoutier đã
miêu tả: “nằm ở phía sau các vườn tược, ở giữa đường phố lớn của phố hiến và
con đê, các thương điếm này bao gồm nhiều địa khu hình tứ giác, đất nền đã được
nâng cao lên, lấy từ con hào được đào bao bọc xung quanh. đường hào này hình
chữ nhật rộng và sâu, thường khô về mùa đông, và cung cấp nước cho việc trồng
lúa về mùa mưa. vào thời kỳ có các thương điếm nước ngoài, dòng sông mà ngày
nay đã ở cách xa 2 kilômét, còn chảy sát gần chân đê và mặt bằng đê ở trước các
ngôi chùa đã được dùng làm bến đậu dỡ hàng cho thương cảng”.
thế kỷ
xvii, các thương nhân hà lan và anh đã cho đào một con kênh từ sông hồng vào
tới các thương điếm cho thuyền bè thuận tiện đi lại, hai bên bờ có đắp đê con.
con kênh này cũng nối các thương điếm phương tây với một đầu là cảng sông và
một đầu bên kia là khu phố châu á (tức phố khách), hơn nữa còn có thể là một
phương tiện cung cấp nước sinh hoạt cho khu thương điếm.
Các công trình kiến trúc văn hoá
phố hiến
là đô thị của các khách thương người việt và ngoại quốc, vì vậy nó mang theo
những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện
qua những công trình kiến trúc. có thể nói, đã có một thời kỳ trong lịch sử,
phố hiến đã là một đô thị đa văn hoá và mang dáng dấp quốc tế.
nổi bật là các phong cách kiến trúc việt nam và phong cách kiến trúc
trung hoa (với sắc thái vùng phúc kiến, nam trung quốc), thấp thoáng có phong
cách kiến trúc châu âu (nhà thời gô-tích phố hiến). nhiều khi, các phong cách
kiến trúc đó có pha trộn lẫn nhau. ở phố hiến tổng cộng có tới 60 di tích lịch
sử văn hoá.
những
kiến trúc tôn giáo của người việt ở phố hiến gồm nhiều loại hình như đền, chùa,
đình, miếu... ta có thể kể đến những công trình nổi tiếng như đền mây ở xích
đằng (thờ tướng quân phạm phòng ất), đền ngọc thanh ở nễ châu (thờ vợ thứ của
vua lê hoàn), đền trần (thờ trần hưng đạo), đền ủng (thờ phạm ngũ lão)... các
chùa lớn ở phố hiến có chùa chuông, chùa hiến (thiên ứng tự), chùa nễ châu.
ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu.
người
trung hoa sinh sống ở phố hiến đã để lại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo
như đền mẫu (thờ dương quýý phi), đền thiên hậu (thờ lâm
tức mặc), võ miếu (thờ bộ ba lưu bị, quan vân trường và trương phi)…
nhà thờ
đạo gia tô ở phố hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ xvii theo kiểu
gô-tích, chưa rõ lai lịch, tương truyền là do các giáo sĩ bồ đào nha và tây ban
nha xây. mặt khác, du kýý của william dampier lại nói đến
hai vị giám mục người pháp ở phố hiến lúc đó là deydier và j.de.bourges. hai
giám mục này đã cho xây “một ngôi nhà đẹp nhất thành phố. đó là một toà dinh
thự thấp, mỹ lệ ở đầu phía bắc thành phố, cạnh bờ sông. nó có một vòng tường
bao khá cao, có một cổng lớn trông ra mặt phố, từ hai bên người ta có thể nhìn
thấy nhà cửa trại đến tận toà dinh”. phải chăng ngôi nhà này có liên quan gì
đến nhà thờ phố hiến?
bên cạnh
những kiến trúc bằng gạch ngói, cũng như ở các đô thị việt nam khác, đại bộ
phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở sát nhau. nhiều vụ hoả hoạn đã
xảy ra. tài liệu của công ty đông ấn anh cho biết năm 1673, hàng trăm nóc nhà
phố hiến đã bị cháy. lưu trữ của hội truyền giáo đối ngoại ghi lại vụ cháy ở
phố hiến tháng 7 năm 1867, “đã thiêu huỷ một nửa thành phố”.
Vị trí ở đâu nhỉ ad ơi?
Trả lờiXóa