1.
vị trí địa lý
Đô thị cổ phố hiến thuộc tỉnh hưng yên nằm ở trung tâm châu thổ bắc bộ, khu vực chính của phố hiến được xác định là toàn bộ thị xã hưng yên ngày nay với diện tích tự nhiên 20,151km2, đây là vùng đất nằm bên tả ngạn sông hồng cách thủ đô hà nội về phía đông nam 30 km theo đường chim bay; phía bắc giáp xã bảo khê, huyện kim động; phía nam giáp xã quảng châu, huyện tiên lữ ; phía đông giáp xã hồng nam, huyện tiên lữ; phía tây giáp sông hồng, bên kia sông là huyện duy tiên - hà nam [32].
Đô thị cổ phố hiến thuộc tỉnh hưng yên nằm ở trung tâm châu thổ bắc bộ, khu vực chính của phố hiến được xác định là toàn bộ thị xã hưng yên ngày nay với diện tích tự nhiên 20,151km2, đây là vùng đất nằm bên tả ngạn sông hồng cách thủ đô hà nội về phía đông nam 30 km theo đường chim bay; phía bắc giáp xã bảo khê, huyện kim động; phía nam giáp xã quảng châu, huyện tiên lữ ; phía đông giáp xã hồng nam, huyện tiên lữ; phía tây giáp sông hồng, bên kia sông là huyện duy tiên - hà nam [32].
phố hiến từ thời xa xưa vốn là cửa biển, là nơi tụ
hội của ngã ba sông: sông hồng, sông luộc, và sông vị hoàng (ngày nay đến với
phố hiến - thị xã hưng yên chúng ta còn thấy sự ảnh hưởng của thuỷ triều đối
với vùng đất này, đó là hiện tượng "mùa cá mòi" thường diễn ra
vào tháng 3 - 4 âm lịch). nơi đây có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện:
ngược sông hồng đi thủ đô hà nội, xuôi sông hồng ra ngã ba tuần vường (cửa
luộc) đi về thái bình, nam định ra biển. từ ngã ba tuần vường theo sông luộc đi
ninh giang, kiến an ra thành phố cảng hải phòng. có thể nói, đây là một trong
những điều kiện và cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến vùng đất này đã trở thành
một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng vào bậc nhất nhì trong cả nước một
thời, cách đây hơn ba thế kỷ (ngang hàng với thương cảng hội an ở đàng trong
và chỉ đứng sau kinh thành thăng long ở đàng ngoài), khi mà giao thông
đường thuỷ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đi lại thông thương giữa các
vùng, miền trong cả nước, và đặc biệt là với nước ngoài từ phía biển vào.
- địa hình: xét về
địa hình cả nước chúng ta thấy duy chỉ có tỉnh thái bình và hưng yên là hai
tỉnh ở châu thổ bắc bộ không có rừng, núi địa hình tương đối bằng phẳng, vì vậy
người xưa mới có câu thơ truyền tụng rằng:
"bán nguyệt hồ tiền nguyên thị hải
nhất bình đẩu ngoại cánh vô
sơn"
dịch:
hồ bán nguyệt trước đây vốn là biển
ngoài ngọn đẩu ra không có núi.
(ngọn đẩu là một gò đất cao, thuộc xã đào
đặng, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên ngày nay. tương truyền đây vốn là dấu tích
"đấu đong quân" thời hùng vương) [42. tr 2].
theo lời truyền tụng của dân gian, vùng đất này
được hình thành từ rất muộn, nơi đây vốn là một cửa sông lớn đưa nước sông hồng
chảy ra biển. trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trong quá trình lưu chuyển của
mình, sông hồng đã để lắng đọng lại đây những lớp phù sa (một phần là được đưa
xuống từ thượng nguồn, một phần là do quy luật dòng chảy của sông hồng đã tạo
nên hiện tượng sụt lở bên hữu ngạn để rồi sau đó lại bồi tụ lại bên này tả
ngạn) ..., dần theo thời gian hình thành nên một vùng đất mầu mỡ. người dân việt
xưa từ vùng cao châu thổ phía bắc, thượng nguồn của sông hồng, trong quá trình nam
tiến của mình dọc theo dòng chảy của sông hồng, đã đến vùng đất này khai
hoang lập ấp và hình thành nên một vùng quê mới trù phú, tiền thân của một phố
hiến sầm uất sau này.
chúng ta đã xác định được vùng
đất của tỉnh hưng yên nói chung có địa hình dốc từ tây bắc xuống đông nam với
độ dốc 14cm/km. độ cao đất đai của toàn tỉnh không đồng đều mà hình thành các
dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. có thể nói, đây chính là
minh chứng cho sự bồi tụ của sông hồng qua hàng nghìn năm lịch sử để hình thành
nên được vùng đất này:
cao độ cao nhất từ +5 đến 7m, chiếm 20%
cao độ trung bình từ +2,0 đến + 4,5m, chiếm 70%
cao độ thấp nhất từ +1,2 đến +1,8m, chiếm 10%
nơi có
độ cao nhất so với mực nước biển là thiện phiến (tiên lữ) + 8m, tống trân (phù
cừ) +6,3m, trưng trắc (yên mỹ) +5,1m. nơi có độ thấp nhất so với mực nước biển
như hạ lễ (ân thi) +2,4m, toàn thắng (kim động) +2,6m. địa hình cao chủ yếu ở
phía tây bắc tỉnh, gồm các huyện văn giang, khoái châu, văn lâm; địa hình thấp tập trung
ở các huyện phía đông nam tỉnh gồm các huyện ân thi, tiên lữ, phù cừ. [32], [43].
phố hiến cũ (thị xã hưng yên ngày nay) nằm trên gờ
tả ngạn sông hồng, được bao bọc chung quanh bởi một vùng đất thấp rộng lớn. đây
là một khu vực của trấn sơn nam cũ: "trấn sơn nam phía tây theo ven
núi, phía đông gần biển lớn. kinh bắc, hải dương ở phía bắc, thanh hoa ở về
phía nam. địa thế trấn này rộng, xa, người nhiều, cảnh tốt là bậc thứ nhất ở
trong 4 thừa tuyên" [15. tr 210].
theo như nghiên cứu của giáo sư lê bá thảo - chủ
tịch hội khoa học địa lý việt nam, báo cáo
tại hội thảo khoa học phố hiến: ngày nay, chúng ta còn xác định được dải đất từ
nhân dục, nam hoà (hiến nam) qua trung tâm thị xã, kéo dài xuống đến tận mậu
dương có một địa thế tương đối cao so với vùng bao quanh (từ 3 - 4m), trong khi
các vùng đất thấp lân cận chỉ vào khoảng 1 - 2 m. thông thường, các gờ sông này
tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc thiết lập các điểm quần cư. có
lẽ chính vì vậy, mà trong suốt quá trình lịch sử đầu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc thời kỳ độc lập tự chủ (đặc biệt là từ thế kỷ thứ x đến thế
kỷ xviii), vùng đất này luôn được coi là một vị trí hết sức quan trọng cả
về ý nghĩa chính trị, quân sự và phát triển kinh tế đối với đất nước. [43.
tr 30-32]
khí hậu: phố hiến
nằm trong vùng trung châu thổ bắc bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa lượng
nhiệt ẩm dồi dào. hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt:
- mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
- mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
nhiệt độ tháng nóng nhất vào
mùa hè là 39 - 40oc. nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông 5,5oc.
nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 - 23oc. đặc biệt, trong tháng 8 và
tháng 9 thường có mưa to gió lớn, đây cũng là tháng thường hay có bão tuy nhiên
bão không đổ bộ trực tiếp vào phố hiến do vậy ảnh hưởng của bão không lớn bằng
các vùng ven biển. lượng mưa
trung bình năm ở đây từ 1500 - 1600mm. số ngày mưa trung bình trong năm khoảng
147 ngày. lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến tháng 4. tháng 8 có
nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều nhất, hàng năm còn có mưa phùn từ tháng 11
đến tháng 4. tháng 2 và tháng 3 là tháng mưa phùn nhiều nhất. vì vậy khí hậu ở
phố hiến nói chung là khá ẩm ướt. độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. độ ẩm trung
bình trong các tháng đều trên 80%. độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây cao
hơn các vùng cùng trong khu vực châu thổ bắc bộ.
- sông ngòi và chế độ nước: nằm trong khu vực trung châu thổ bắc bộ, toàn bộ tỉnh hưng yên được bao
bọc xung quanh bởi một mạng lưới sông ngòi gồm: hệ thống sông lớn sông hồng,
sông luộc và hệ thống sông con là những nhánh sông của các con sông lớn: sông
cửu an, sông hoan ái, sông kim ngưu, sông nghĩa trụ, sông kẻ sặt, sông điện
biên.
phố hiến xưa được hình thành và phát triển là phần
lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn: sông hồng và sông luộc; chảy qua
phố hiến - thị xã hưng yên ngày nay còn có sông hồng và sông điện biên.
sông hồng là con
sông khởi nguồn từ trung quốc, có tổng chiều dài là 1.183km. phần thuộc lãnh
thổ việt nam là 493km, nơi rộng nhất là1.300m, hẹp nhất là 400m. sông hồng chảy
qua hưng yên khoảng 67km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh.
sông hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông thiên mạc, đến kim động và thị
xã hưng yên gọi là đằng giang. từ khi pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là
sông hồng hà, sông hồng. sông hồng chảy xuống vùng trung châu bắc bộ, có đặc
điểm là uốn khúc quanh co, cộng thêm là dòng chảy mạnh nên đã tạo ra sự sụt lở
cũng như bồi tụ hai bên bờ ở những chỗ khúc uốn của dòng sông. đến với phố hiến
- thị xã hưng yên ngày nay, chúng ta còn thấy sự bồi lấp của sông hồng đã đẩy
dòng chảy của sông cách xa bờ đê bao của thị xã khoảng 2km về phía tây và phía
nam. thôn bảo châu (xã quảng châu - huyện tiên lữ) ở ngoài đê tiếp giáp với thị
xã hưng yên về phía nam là chứng tích cho sự sụt lở của hữu ngạn sông hồng:
theo những người già ở trong thôn kể lại thì cách nay khoảng 200 năm về trước
thôn bảo châu vốn là một làng ở bên kia sông thuộc địa phận tỉnh hà nam nhưng
vì do dòng chảy của sông thay đổi, làng đã bị nước sông gây nên hiện tượng xói
lở phá vỡ đi và bồi tụ sang bên này sông nên dân cả làng cũng theo đất mà sang
bên này sinh sống. vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: vùng đất phố
hiến là một tặng vật của sông hồng.
sông luộc còn được gọi là sông phổ đà,
đà lỗ. vốn là phân lưu của sông hồng ở huyện hưng nhân (thái bình) và đổ vào sông thái bình ở quý cao (tứ kỳ - hải dương).
toàn bộ sông dài 70km, đoạn chảy qua hưng yên có chiều dài 26km, tạo thành giới
hạn địa giới tự nhiên về phía đông và đông nam của tỉnh. sông rộng trung bình 150 - 250m, sâu từ 4 -
6m. từ trước thế kỷ thứ x, nơi hội tụ giữa ba con sông lớn: sông hồng,
sông luộc, sông vị hoàng, hình thành nên một ngã ba sông (ngã ba tuần vường).
phố hiến là một cái chốt quan trọng của ngã ba sông đó. từ đây người ta có thể
ngược sông hồng đi thủ đô hà nội, xuôi sông hồng ra ngã ba tuần vường (cửa
luộc) đi về thái bình, nam định ra biển hay từ ngã ba tuần vường theo sông luộc
đi ninh giang, kiến an ra thành phố cảng hải phòng.
sông điện biên là dòng sông đào, chảy từ sông hoan ái (từ
lực điền - yên mỹ) theo chiều dọc của tỉnh qua đồng tiến, hồng tiến (khoái
châu) sang địa phận huyện kim động, nối vào sông cửu an, sau đó chảy xuống cửa
càn (thị xã hưng yên). toàn bộ sông dài trên 20 km. đây là con sông nhỏ chảy
trong tỉnh chỉ có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho một số vùng trong tỉnh nơi
có sông chảy qua như khoái châu, ân thi, kim động, thị xã hưng yên. [32].
SOCIALIZE IT →