Cộng đồng cư dân phố hiến thế kỷ 17-18
trong
lịch sử, phố hiến là một thành phố đa quốc tịch, trong đó thành phần chủ thể là
người việt và người hoa. những kiều dân ngoại quốc khác ở đây - thường trú hoặc
tạm trú - là nhật, xiêm la, bồ đào nha, hà lan, anh, pháp…
Người việt
số cư dân
người việt có quê gốc lâu đời ngay tại phố hiến là tương đối ít. phần lớn dân
cự ngụ ở phố hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một
cộng đồng cư dân tứ xứ. theo tấm bia chùa hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn 50
địa phương rải rác khắp miền bắc đã có người di cư tới phố hiến làm ăn, như các
huyện chương đức (hà tây ngày nay), đường hào (hưng yên), thuỷ nguyên (hải
phòng), nông cống, hoằng hoá (thanh hoá), bố chính (quảng bình), thanh trì, từ
liêm (hà nội).
bộ máy
hành chính có các cơ quan của trấn sơn nam như thừa ty, trấn ty, hiến ty. ở phố
hiến cũng có đồn binh với nhiều quân sĩ đồn trú, nhưng không hề có thành luỹ
bao bọc xung quanh. các nhà nghiên cứu thường gọi phố hiến là “một đô thị bỏ
ngỏ”.
quan chức
trị nhậm phố hiến vào thời kỳ thịnh đạt nhất của đô thị này (trong nửa cuối thế
kỷ xvii) là lê đình kiên (1620-1704). ông quê làng thiết danh, thiệu yên, thanh
hoá, giữ chức trấn thủ sơn nam trong suốt 41 năm (1664-1704), cho đến khi mất ở
tuổi 84. công đức ông rạng rỡ, được triều đình tín nhiệm, dân chúng yêu mến,
các khách thương nước ngoài nể trọng. sau khi ông mất, nhân dân đã dựng đền thờ
tưởng niệm ông. trong tấm bia anh linh vương do thương nhân trung quốc
người phúc kiến là trần kế đào cho dựng khắc ở phố hiến để ca ngợi lê đình
kiên, có đoạn viết: “ngài yêu dân như yêu con, dẹp yên giặc biển, tiết kiệm
tiêu pha, ngay cả con trẻ cũng biết và ca ngợi lòng trung của ngài với vua với
nước […] chúng tôi là những thương nhân đến từ xa, không dám tự coi mình là
những thần dân. nhưng vì đã sống lâu năm ở việt nam, hưởng ân sủng của ngài,
chúng tôi tỏ lòng nhiệt thành sủng ái ngài”.
william
dampier cũng kể về lê đình kiên như sau: “viên quan trấn thủ ở đây [phố hiến]
là một trong những đại thần của quốc gia, luôn có một số lớn quân lính trong
thành phố và những quan chức thuộc hạ mà ông có thể tuỳ ý sử dụng trong bất cứ
trường hợp nào […] viên trấn thủ hoặc đại diện của ông ta đã cấp giấy thông
hành cho mọi tàu bè xuôi ngược, ngay cả đến một chiếc thuyền nhỏ cũng không
khởi hành được nếu không có giấy phép”.
viên trấn
thủ sơn nam kế nhiệm lê đình kiên vào năm 1704 đóng lị sở ở phố hiến là đặng
đình tướng, người quê làng lương, huyện chương đức (hà tây), có họ hàng thuộc
đàng ngoại với chúa trịnh. bia chùa thiên ứng cho biết đặng đình tướng và bà vợ
là bùi thị khang, hai vợ chồng đều rất sùng phật, đã cúng tiền bạc cho nhà sư
châu thuận và ni cô diệu my xây dựng lại đền linh hiên ở làng hoa dương.
ngoài 2 trấn thủ sơn nam, chúng ta được biết thêm tên của 2 viên hiến sát
sứ ty. theo sách đại nam nhất thống chí, năm 1670, hiến sát sứ ty lúc đó
là lê trí bình đã bị giáng chức vì cớ đốc suất đắp đường để tính việc chưa được
rõ ràng. còn theo tấm bia ở xóm dinh (trác văn, duy tiên, hà nam) thì năm 1679,
phan tự cường và trần công sơn đã được bổ nhiệm làm hiến sát và phó hiến sát sứ
ty sơn nam. ít lâu sau, hai người này đã cho xây dựng trụ sở ty hiến sát ở thôn
tường lân.
bên cạnh
cộng đồng người việt, đông đảo người hoa đã đến cư trú sinh nhai tại phố hiến.
trước đây phố hiến còn được gọi là phố khách, điều đó nói lên tính trội của yếu
tố hoa trong đô thị này.
người hoa
đến cư trú tại phố hiến từ nhiều địa phương khác nhau trong đó có hai nguồn
chính. thứ nhất là những người hoa vượt biển từ trung quốc sang việt nam. một
số là những hoa kiều di tản tị nạn - những người trung thành với nhà tống và
sau là nhà minh - một số là những chủ tàu thương nhân buôn bán đường dài xuyên
đại dương. đại bộ phận những người hoa này có quê gốc ở các tỉnh miền nam trung
hoa, đặc biệt ở các huyện phủ thuộc tỉnh phúc kiến (như tân giang, triều
châu…). có những người tuy quê gốc ở phúc kiến nhưng đã sang làm ăn ở đảo hải
nam, như trường hợp của thương nhân trần kế đào, người đã cho dựng bia anh
linh vương ca ngợi công đức lê đình kiên.
nguồn thứ
hai là những hoa kiều từ trung hoa từ lâu đời đã di cư bằng đường bộ sang việt
nam, sau đó lại tiếp tục di chuyển đến phố hiến. trong đó có các hoa kiều từ
vạn ninh (móng cái) và vân đồn, đặc biệt là từ thăng long - kẻ chợ đã đổ dồn về
phố hiến.
địa điểm
tụ cư đầu tiên của người hoa ở phố hiến là hoa dương, sau gộp thêm các xã hoa
điền (lương điền), hoa cái (phương cái) hợp thành tam hoa.
các cửa
hiệu của hoa kiều được tập trung ở phố khách, phố bắc hoà, nam hoà; nhiều nhà
xây gạch ngói. họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị
nhân thần người trung quốc như quan vân trường, dương qúy phi, lâm tức mặc.
william dampier miêu tả về người trung quốc ở phố hiến như sau: “tất cả họ đều
tết bím tóc dài ở đằng sau như phong tục của họ ở trong nước trước khi bị mông
cổ chinh phục”. một số đã lấy vợ người việt nam, sau đó trở thành người minh
hương.
tuyệt đại
bộ phận người hoa ở phố hiến làm nghề buôn bán. một số có cửa hiệu ở các phố
bắc hoà, nam hoà, bán các mặt hàng nhập từ trung quốc như vải vóc, đồ sứ, tạp
hoá và thuốc bắc. đại nam nhất thống chí ghi ở 2 phố đó có làm và bán bông,
vải, mật, đường cát. một số phú thương hoa kiều buôn bán đường dài vượt biển,
buôn bán phố hiến với vùng hoa nam, các đảo hải nam, đài loan. đặc biệt, từ khi
nhật bản có lệnh toả quốc (sakoku) vào năm 1636 cấm người nhật xuất dương, thì
các phú thương hoa kiều đã thay chân người nhật độc quyền buôn bán tuyến nhật
bản (hirado, nagasaki) - phố hiến, hoặc trực tiếp, hoặc chở thuê hàng hoá cho người
phương tây, nhất là người hà lan. một số hoa kiều khác cũng chở các thuyền hàng
buôn bán giữa phố hiến và các nước đông nam á phía nam, trong đó có thành phố batavia ở inđônêxia. nhật
kí lưu trữ của công ty đông ấn anh có ghi lại trong khoảng 8 năm (từ 1672 đến
1680) các thuyền buôn trung hoa đã có 16 lần qua lại giữa phố hiến và nhật bản,
6 lần qua lại giữa phố hiến và nam dương. các mặt hàng buôn bán thường là: các
loại tơ (xuất sang nhật bản); bạc, đồng (nhập từ nhật); hồ tiêu, đường, lưu
huỳnh, diêm tiêu (nhập từ phía nam); tơ lụa, đồ gốm, đồ sơn (xuất đi batavia …). những hoa kiều
buôn bán vượt đại dương nổi tiếng ở phố hiến được ghi lại là thuyền trưởng
nithoe (theo nhật kí công ty đông ấn anh) và thương nhân trần kế đào.
sang thế
kỷ xviii và xix, trong khi việc buôn bán giữa phương tây và phố hiến sa sút thì
các hoa thương vẫn trụ lại ở đô thị này, gần như nắm giữ độc quyền các hoạt
động ngoại thương. lúc này cũng có hiện tượng một số hoa thương ở phố hiến di
cư ngược trở lại thăng long - hà nội, như trường hợp các gia đình họ phan ở phố
hàng ngang.
hiện nay,
vẫn có tới 14 họ thuộc các hoa kiều sinh sống ở phố hiến - hưng yên như các họ
ôn, tiết, hoàng, lý, trần, bạch, quách, mã, thái, hà, hứa, từ, lâm, khu.
người
nhật cũng đã đến phố hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ xvii. một số trong
họ là thương nhân các châu ấn thuyền (shuinsen) trước lệnh toả quốc (sakoku)
ban hành năm 1636.
từ năm
1604 đến 1636 đã có 47 châu ấn thuyền đến đàng ngoài. họ thường mang bạc, đồng
đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. một số khác là các giáo sĩ và giáo
dân nhật bản, có tên đạo theo chữ la tinh, đã đi theo và phục vụ các giáo sĩ
phương tây tới đàng ngoài giảng đạo, trong đó có giuliamo piani bên cạnh cha cố
baldinotti và pedro marquez bên cạnh cha cố a. de rhodes.
sau lệnh
toả quốc của mạc phủ tokugawa, các kiều dân nhật này không dám trở về tổ quốc
mình vì sợ bị kết tội tử hình, đã nương náu ở lại đàng ngoài, trong đó có phố
hiến. vì đã sinh sống lâu năm ở việt nam, những người nhật này thường làm một
số nghề như hoa tiêu dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới… trong chuyến
đi của chiếc tàu grol của công ty đông ấn hà lan đến đàng ngoài cập bến phố
hiến năm 1637, thuyền trưởng karel hartsinck đã sử dụng viên hoa tiêu kiêm
phiên dịch guando, người phụ nữ nhật bản làm phiên dịch kiêm môi giới ouru san,
một số người môi giới nhật bản khác và một người phiên dịch nhật bản “rất giỏi
tiếng đàng ngoài và tiếng bồ đào nha”.
cũng theo
nhật kí tàu grol, người ta có thấy ở đàng ngoài cả một làng kiều dân nhật làm
đồ gốm theo kiểu gốm nhật hizen và một đoàn vũ nữ nhật bản. tàu zant của công
ty đông ấn anh đến đàng ngoài có đậu ở phố hiến năm 1672 cũng sử dụng một viên
hoa tiêu kiêm phiên dịch tên là domingo, là một người nhật bản theo đạo thiên
chúa giáo.
tại phố
hiến trước đây có một khu đất được gọi là nghĩa trang nhật bản, chứng tỏ sự có
mặt của một cộng đồng người nhật tại đó, nhưng nay đã bị huỷ hoại, trở thành
hoang phế.
ở phố
hiến ngoài người trung quốc và nhật bản còn có các thương nhân châu á khác đến
buôn bán như xiêm la, mã lai, lữ tống (philíppin), nhưng không rõ họ có lưu trú
lại không.
Các khách thương phương tây
ngoài hai
thành phần chính là người hà lan và người anh đã từng lập thương
điếm ở phố hiến, còn một số người bồ đào nha và pháp.
người
bồ đào nha là người phương tây đến đàng
ngoài nói chung và phố hiến nói riêng sớm nhất. ngay từ 1626, giáo sĩ
baldinotti đã từ macao
qua phố hiến tới kẻ chợ. sau đó nhiều thuyền buôn bồ đào nha đã đến đàng ngoài,
qua lại trên sông từ phố hiến đến kẻ chợ. đó là những thương nhân độc lập,
không lập công ty, không đặt thương điếm. nhật kí hành trình tàu grol đã ghi
lại, vào năm 1636, 3 thuyền buôn bồ đào nha đã đến đàng ngoài, ngược phố hiến
lên kẻ chợ mua tơ sống, đổi lại bán các loại vải dạ nhung, làm giá tơ tăng vọt
lên. những năm về sau, do sự cạnh tranh của hà lan và do chúa trịnh nghi ngờ
người bồ đã ủng hộ giúp đỡ chúa nguyễn chống lại đàng ngoài, việc buôn bán của
người bồ ở phố hiến có giảm sút. tuy nhiên, một số người bồ đào nha vẫn ở lại
sinh sống ở phố hiến. một phụ nữ bồ ở phố hiến có tên monica dabada là người
giàu có, lúc đầu đã có nhà cho công ty đông ấn anh thuê làm trụ sở thương điếm,
sau này cũng đã cho công ty đông ấn anh thuê nhà ở kẻ chợ. monica dabada có
chồng là người pháp, làm phụ tá cho công ty ấn độ pháp ở phố hiến.
tuy đến
sau so với những người phương tây khác, đã có không ít những người pháp
sống ở phố hiến vào những năm 80 của thế kỷ xvii. thương điếm của công ty ấn độ
pháp thành lập ở phố hiến năm 1680. nhưng hoạt động của nó không đều và không
sinh lợi như công ty đông ấn hà lan và anh. người pháp xoay ra hoạt động truyền
giáo, nói đúng hơn là kết hợp việc buôn bán với việc truyền giáo.
gyfford
phụ trách thương điếm anh ở phố hiến năm 1672 cho biết rằng: “người pháp có một
ngôi nhà ở đây, nhưng chúng tôi không thể phân biệt được rằng nó dùng cho những
mục đích tôn giáo hay vì phương tiện kinh tế”. đó là ngôi nhà xây bằng gạch mà
william dampier đã khen là “đẹp nhất thành phố” của hai giám mục deyder và j.
de bourges .
dampier còn cho biết thêm là “các giám mục này hoạt động dưới danh nghĩa được
mượn là các nhà mại biện thương nghiệp người pháp, họ đã có thể phần nào tự do
truyền đạo cho các tín đồ và cải giáo cho những người dị đạo […] ở phố hiến,
ngoài hai giám mục pháp trên còn cò 10 cố đạo người châu âu, thêm 3 người bản
xứ đàng ngoài, cho đến lúc đó đã cải đạo cho được 14.000 người. các giáo sĩ
pháp ở phố hiến khi muốn lên kinh đô thăng long đều phải xin và được cấp phép,
và họ thường tìm cách nấn ná ở lại đó một thời gian…”.
mặt khác,
năm 1680, thương nhân người pháp chappelain đi trên con tàu tonquin đã đến phố
hiến và theo lời khuyên của giám mục deydier, mang nhiều đồ hiếm đẹp mà làm quà
dâng tặng vua chúa và các quan, bán hàng rẻ hơn người anh để được phép mở
thương điếm. nhưng sau do hoạt động không kết quả, chappelain đã bỏ đi bantam
(inđônêxia) để lại viên phụ tá của mình và một người giúp việc. viên phụ tá này
vào đầu năm 1682 đã kết hôn với người phụ nữ bồ đào nha monica dabada đã nói ở
trên.
SOCIALIZE IT →