Hệ thống hợp chợ
cùng với
bến cảng sông là một tập hợp chợ khá sầm uất. chợ vạn ở bến xích đằng là một
chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian. chợ hiến (tức chợ nhân dục) bên cạnh lị
sở sơn nam là chợ chính, theo đại nam nhất thống chí là “chợ lớn nhất
trong tỉnh hạt”. phía dưới lại có chợ bảo châu, bên cạnh bến nễ châu. những chợ
này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng.
thuyền bè từ thăng long - kẻ chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước
ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá. một số các thương nhân đã trở nên
giàu có từ việc buôn bán trong các chợ này.
Phường sản xuất
khu
phường phố là khu định cự của người việt và các kiều dân ngoại quốc - chủ yếu
là trung hoa - ở phố hiến, sản xuất và buôn bán, có tính chất cố định.
dựa theo
các văn bia ở chùa hiến (1709) và chùa chuông (1711), phố hiến thời đó có
khoảng 20 phường, có thể kể ra sau đây:
a)
9 phường có tên chỉ địa vực
·
cựu đê thị (phường đê cũ)
·
ngoại đê thị (phường ngoài đê)
·
thuỷ đê nội thị (phường trong đê
sông)
·
hà khẩu thị (phường cửa sông)
·
hậu bi thị (phường sau bia)
·
thuỷ giang nội thị (phường trong
kênh sông)
·
thuỷ giang ngoại thị (phường
ngoài kênh sông)
·
vạn mới thị (phường bến mới)
·
cửa cái phường
b) 7 phường sản xuất hàng thủ
công nghiệp
·
hàng sũ phường (phường đồ gỗ)
·
thổ oa phường (phường nhuộm vải)
·
hàng chén thị (phường bát chén)
·
thuộc bì thị (phường thuộc da)
·
hoa lạp thị (phường nón hoa)
·
hàng sơn phường (phường hồ sơn
thếp)
c)
4 phường buôn bán nông thuỷ sản
·
hàng nhục phường (phường hàng
thịt)
·
hàng cá phường (phường hàng cá)
·
mộc lang phường (phường bán rau)
·
hàng bè phường (phường bán tre
nứa)
qua các
bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như các tân thị, tân
khai, tiên miếu, hậu trường… nổi tiếng và nhộn nhịp nhất là các phố do các
khách thương hoa kiều cư trú và sinh nhai. theo đại nam nhất thống chí,
“hai phố bắc hoà thượng và bắc hoà hạ đời lê có dinh hiến nam, nhà ngói như bát
úp, là nơi người trung quốc tụ hội buôn bán”. phố nam hoà đối diện với phố bắc
hoà, cũng do người trung quốc ở.
năm 1688,
du khách trung quốc phan đỉnh khuê đến phố hiến đã mô tả như sau: “người ta
thấy ở đây những phố buôn bán, con số có đến hàng mấy chục, được gọi là thiên
triều nhai hay phố người trung quốc [tức phố khách - đttl]. thực vậy, người trung
hoa ở đây đã được người ta tôn kính gọi là thiên triều. và các hoa kiều cũng
vậy, được gọi là người của thiên triều. đấy là một thông lệ truyền thống”.
diện mạo
của phố hiến trong cùng năm đó cũng được nhà hàng hải anh william dampier mô tả
như sau: “đó là một thành phố khá lớn, có độ 2000 nóc nhà nhưng dân cư phần lớn
là những người nghèo và lính tráng, họ đóng giữ một đồn binh ở đấy, dù rằng
không hề có tường luỹ, thành quách hoặc súng lớn gì cả.
đây là
một đường phố thuộc các thương nhân trung quốc. vài năm trước đây, đại bộ phận
trong số họ đã sinh sống ở kẻ chợ, cho đến khi họ phát triển thành đông đúc
quá, đến nỗi bản thân những người bản xứ cũng bị họ lấn át. nhà vua nhận thấy
điều đó, bèn ra lệnh cho phải rời khỏi nơi đây, cho phép họ có thể sống ở bất
kỳ nơi nào khác nhưng không phải ở kinh thành. một số lớn họ đã ở lại đây suốt
từ khi đó. những thương nhân này, mặc dù đã có lệnh cấm, vẫn thường xuyên lên
kẻ chợ mua bán hàng hoá, nhưng không được phép thường trú ở đó”.
SOCIALIZE IT →