phố hiến trong thời kỳ bắc
thuộc (đời hán) là vùng đất thuộc về giao chỉ; đầu đời đường đặt làm châu diên;
đầu đời trịnh quán đổi châu diên làm chu diên thuộc châu giao; đến triều đại
ngô quyền (938 - 965) được đặt tên là đằng châu; đến đời tiền lê đổi thành phủ
thái bình (1005).
đời lý cao tông (thế kỷ 11) thuộc về châu đằng,
châu khoái; đời trần chia trong nước làm 12 lộ, phố hiến là vùng đất thuộc về
lộ khoái châu; thời thuộc minh thuộc địa phận phủ kiến xương.
năm thuận thiên thứ 1(1428) lê
thái tổ chia nước làm 5 đạo, phố hiến là vùng đất bấy giờ thuộc nam đạo. năm
quang thuận thứ 7 (1466) trong nước chia làm 12 đạo thừa tuyên, phố hiến là
vùng đất thuộc thiên trường thừa tuyên; tháng 3 năm quang thuận thứ 10 (1469),
năm đầu tiên nước ta định bản đồ, thiên trường thừa tuyên đổi gọi là sơn nam
gồm 11 phủ 42 huyện. phố hiến thuộc huyện kim động, phủ khoái châu. năm hồng
đức thứ 21 (1490) chia trong nước làm 13 xứ, phố hiến thuộc xứ sơn nam.
thời nhà mạc lên nắm chính quyền (1527 - 1592)
lập lên dương kinh, đem thái bình, kiến
xương, long hưng, khoái châu lệ thuộc hải dương.
đến nhà lê, đầu đời quang hưng lại đổi lại thuộc
sơn nam thừa tuyên. cuối đời lê, năm cảnh hưng thứ 2 (1741) chia sơn nam thành
2 lộ: phủ khoái châu thuộc về lộ sơn nam thượng, phủ tiên hưng thuộc về lộ sơn
nam hạ. nhà tây sơn (1778 - 1802) đổi lại làm 2 trấn: trấn sơn nam thượng và
trấn sơn nam hạ, thời kỳ này phố hiến thuộc về phủ khoái châu trấn sơn nam
thượng.
Trấn Sơn Nam thượng năm 1740 |
đời nhà nguyễn năm gia long thứ
nhất (1802) thuộc về nội trấn của bắc thành. đến năm minh mạng thứ 12 (1831)
thành lập tỉnh hưng yên gồm 2 phủ, 8 huyện: huyện đông yên (đông an), kim động,
phù dung (phù cừ), thiên thi, tiên lữ thuộc phủ khoái châu (trấn sơn nam cũ);
huyện thần khê, duyên hà, hưng nhân thuộc phủ tiên hưng (trấn nam định cũ) -
phố hiến là vùng thuộc về huyện kim động, phủ khoái châu, tỉnh hưng yên ...
trải qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù địa giới
hành chính của cả nước nói chung và của tỉnh hưng yên nói riêng cũng đều có sự
thay đổi. song, tên tỉnh hưng yên vẫn được giữ nguyên cho đến năm 1968, nhà
nước việt nam dân chủ cộng hoà nhập 2 tỉnh hải dương và hưng yên thành tỉnh hải
hưng.. đến năm 1997, tỉnh hưng yên được tái lập theo quyết định của chính phủ
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam: tách tỉnh hải hưng thành 2 tỉnh hưng
yên và hải dương.
sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày
15 tháng 8 năm 1946 uỷ ban hành chính bắc bộ đã ra nghị định số 1216 về việc
thành lập thị xã hưng yên tại tỉnh hưng yên, bắc giáp làng xích đằng và nhân
dục huyện kim động; tây giáp sông nhị hà; đông giáp làng nhân dục, mậu dương và
lương điền huyện kim động; phía nam giáp làng an vũ huyện kim động, thị xã hưng
yên chia làm hai khu phố là đẩu lĩnh và đằng giang. trải qua các giai đoạn lịch
sử, mặc dù đã có nhiều lần địa giới hành chính của thị xã hưng yên được điều
chỉnh để thuận lợi trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng của nhân dân các vùng tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, chống mỹ cũng như cho việc phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, song tên gọi thị xã hưng yên vẫn được giữ
nguyên.
* ngày nay địa giới của phố hiến được xác định là
vùng đất nằm hoàn toàn trên địa bàn thị xã hưng yên - thị xã thủ phủ của tỉnh
hưng yên (vốn là vùng đất thuộc về tổng an tảo, huyện kim động, phủ khoái
châu).
SOCIALIZE IT →