Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Phố Hiến hình thành như thế nào?

Posted By: Unknown - 01:16


Hồ Bán Nguyệt, phần dấu tích còn lại của Sông Hồng thời phố hiến còn tiền cảng Vạn Lai Triều

theo gs trương hữu quýnh - người đã nhiều năm nghiên cứu về vùng đất phố hiến, thì phố hiến chỉ có thể ra đời sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ xv (đời vua lê thánh tông): đây là thời kỳ triều đình cho đặt "hiến sát xứ ty" ở 12 xứ (1471) và ban hành lệ lập chợ năm hồng đức thứ 2 (1474).
điều này đã bác bỏ những ý kiến cho rằng: phố hiến ra đời từ khi có người hà lan đặt thương điếm ở đây. cụ thể đó là ý kiến của g.dumoutier (nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử người pháp) - người đã mở đầu cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về phố hiến, và a.shreiner - tác giả của "lược sử an nam". về sau này, nhà sử học kim vĩnh kiện (triều tiên) khi nghiên cứu về phố hiến cũng tán đồng các quan điểm trên và cho rằng phố hiến ra đời không sớm hơn năm 1663, là năm chúa trịnh dồn dân hoa kiều về ở theo những khu vực riêng. song, cũng không sớm hơn năm 1668, là năm phan đình khuê (tác giả "an nam kỷ du") mô tả vùng đất này với tên gọi "phố thiên triều", hay "hiến nội" [41. tr 36-37].
về quan điểm khẳng định phố hiến ra đời trước thế kỷ xvi -xvii, gs trương hữu quýnh đã chứng minh việt nam có nền kinh tế hàng hoá phát triển từ khá sớm:
   "vào thế kỷ xv-xvi "dư địa chí" của nguyễn trãi cũng như "truyền kỳ mạn lục" của nguyễn dữ đã từng mô tả, tuy sơ lược, hoạt động phong phú đa dạng của các phường thủ công và bến cảng ở thăng long và đất bắc đương thời. hoạt động kinh tế hàng hoá đó phát triển trong những năm hoà bình của thế kỷ xv-xvi đã dẫn tới việc ban hành lệnh lập chợ năm 1474 của lê thánh tông. và nếu như trong bài "thập giới cô hồn quốc ngữ ca", lê thánh tông mỉa mai giới thương nhân là:
lừa đảo nọ xem nào có khác
người ta lại bán được người ta
thì hơn nửa thế kỷ sau, trạng nguyên nguyễn bỉnh khiêm đã than vãn về tác động của đồng tiền
còn bạc còn tiền còn đệ tử
hết cơm hết gạo hết ông tôi
   chính trên cơ sở một trình độ phát triển nhất định của kinh tế hàng hoá, vào các thế kỷ xvi - xvii, một số đô thị cổ viêt  nam đã ra đời" [41. tr 37].
mặt khác, các tư liệu khảo sát thực tế tại phố hiến cũng cho chúng ta thấy rõ điều đó. cụ thể là tấm bia dựng tại chùa hiến (thiên ứng tự) có niên đại 1625 ghi: "hiến nam danh thị tứ phương đô hội tiểu tràng an dã" (phố hiến nam nổi tiếng bốn phương tụ hội như là kinh kỳ nhỏ vậy) và còn ghi rõ: thời kỳ này, nơi đây đã có trên 10 phường trong đó có hai phường là phú lộc và phúc lộc là nơi ở của người hoa kiều. điều này càng khẳng định phố hiến đã ra đời và phồn thịnh trước năm 1625 chứ không phải vào năm 1637 hay 1663.

Tên gọi "phố hiến"

theo các nhà nghiên cứu đã từng nghiên cứu về phố hiến thì tên gọi "phố hiến" chỉ là một tên gọi gần gũi với ngôn ngữ dân gian của nơi này, cũng như "kinh kỳ" chỉ là một tên gọi dân gian của kinh thành thăng long. thực tế là trong các tài liệu chính thống của nhà lê-trịnh không hề thấy có tên địa danh phố hiến mà để ghi lại địa điểm này người ta gọi là "vạn lai triều", tuy nhiên tên gọi này xuất hiện sau tên gọi "phố hiến". bia anh linh vương dựng năm bảo thái thứ 4 (1723) tại đền thờ lê đình kiên - quan trấn thủ sơn nam từ 1664 đến 1704 còn ghi rõ: "... những người các tỉnh của trung quốc đến cư trú tại van lai triều...". những tên gọi khác của nơi này được ghi lại trong các thư tịch và văn bia của chùa hiến, chùa chuông là: hiến thị (chợ hiến), hiến doanh (dinh hiến), hiến doanh thị, hiến nam trang. chúng ta thấy, ở đây có tên gọi chung là "hiến", chữ "hiến" chỉ có thể ra đời sớm nhất vào thời lê thánh tông, biên niên sử đời lê cho biết: năm hồng đức thứ 2 (1471) đặt "hiến sát xứ ty" ở 12 xứ gọi tắt là hiến ty - một cơ quan cấp thừa tuyên. lỵ sở thừa tuyên sơn nam thời lê đặt ở xã nhân dục (hiến nam), các kết quả khảo sát tại phố hiến cũng đã xác định: dinh hiến ty của thừa tuyên sơn nam được đặt ở gần nghĩa địa bắc hoà - khu vực tập trung làm ăn sinh sống của cộng đồng người hoa. nơi diễn ra các hoạt động chợ, bến cách phía nam của dinh hiến sát khoảng 100m và trải dài dọc theo triền sông (địa danh "dốc đá" ngày nay chính là dấu tích của "bến đá" xưa). như vậy tên gọi "hiến" chỉ có thể bắt nguồn từ "hiến doanh", "hiến ty".

tại sao có tên gọi "phố hiến"? : chữ  "hiến" đã được giải thích ở trên, còn chữ "phố" theo từ điển hán việt của đào duy anh: "phố" là bờ nước; từ  điển trung - việt của giáo sư lê đức niệm giải thích "phố" có nghĩa là cửa biển. như vậy có thể nói, xuất phát từ hình thế của nơi này và tên gọi gắn liền với trụ sở cơ quan hành chính đóng ở đây là dinh hiến sát cho nên mới có tên gọi "phố hiến" cho vùng đất này.


Quá trình mở rộng và phát triển Phố Hiến


phố hiến buổi ban đầu của nó chỉ là một bến cảng ở ven sông nằm về phía nam của dinh hiến, nơi diễn ra những sự trao đổi mua bán của cư dân trong vùng và các vùng xung quanh. là đầu mối giao thông thuận lợi trên trục sông hồng, như một cảng biển nằm sâu trong cửa sông, đồng thời là một tiền cảng của kinh thành thăng long thông ra biển, lại nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông hồng đông đúc dân cư và trù mật kinh tế. nên đến thế kỷ xvi, phố hiến đã dần nổi nên như một đô thị và cảng buôn trẻ. nhờ chính sách hợp lý của triều đình, nhờ thu hút được vai trò kích thích của ngoại thương và đông đảo các khách thương nước ngoài, nhờ sự phát triển của bộ phận kinh tế hàng hoá trên địa bàn phía nam châu thổ bắc bộ, phố hiến đã đạt tới sự thịnh vượng bậc nhất của một đô thị vào thế kỷ xvii, nổi tiếng với câu ca: "thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến".
người trung quốc và người nhật bản là những người ngoại quốc đầu tiên có mặt ở phố hiến. tuy nhiên, những dấu tích về sự cư trú của người nhật ở đây còn rất mờ nhạt, trong khi đó người trung quốc ở đây lại được thấy như là một bộ phận không thể thiếu của đô thị cổ phố hiến. trong suốt quá trình hình thành và phát triển của phố hiến luôn có mặt của người người hoa, dấu ấn của họ in đậm nét trong các di tích hiện còn và trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng.
 các tài liệu lịch sử như:"đại việt sử ký toàn thư", "đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ xiii đã có người trung quốc sang lánh nạn ở phố hiến và cùng với người bản địa ở nơi đây xây dựng nên làng hoa dương [17]. điều này còn được ghi lại trong các tư liệu thần tích, thần phả của đền mẫu (thờ dương quý phi nhà tống) và ở đình hiến (thờ quan thái giám họ du). mặt khác, tình hình nổi loạn ở trung quốc giữa thế kỷ xvii càng tạo điều kiện cho người trung quốc phiêu bạt xuống phương nam ngày càng đông. họ đã theo thuyền xuống phố hiến và nhiều người đã ở lại đây. gia phả các dòng họ tiết, họ lâm, họ hoàng... ở thị xã hưng yên hiện nay đã chứng tỏ điều đó. với những xóm làng tụ cư ngày càng đông, chợ và bến buôn bán cũng xuất hiện. ở các thế kỷ xvi - xvii, sự giao lưu buôn bán giữa các nước ở vùng biển đông ngày càng trở lên nhộn nhịp. các thương nhân trung quốc, nhật bản và sau đó, bồ đào nha, hà lan đến bờ biển việt nam ngày càng nhiều. mà, nhà lê - trịnh thì chủ trương ngăn cấm việc ra vào tự do của ngoại kiều ở kinh đô, cho nên phố hiến đã trở thành một nơi trú chân quan trọng của thương nhân nước ngoài. người hà lan đến phố hiến đầu tiên vào tháng 3 năm 1637, việc buôn bán của họ ở đây khá thành đạt. tiếp theo là người tây ban nha, bồ đào nha, anh, pháp...
từ thế kỷ xvii, sự có mặt của một số nuớc phương tây đã làm cho vùng đất này càng trở nên nhộn nhịp, khu phố bắc hoà xuất hiện và mở rộng thành 3 phố: thượng, trung, hạ. trên đất bắc hoà, giữa phố thượng và phố hạ hình thành bến cảng vạn lai triều, nơi mà nay còn mang tên dốc đá (nơi bốc hàng). hoạt động buôn bán ở đây khá tấp nập, người dân nơi đây còn truyền tụng mấy câu thơ:
bến nễ độ gió nâng thuyền gấm
phố bắc hoà nguyệt ngắm rèm the
thú đô hội trong ngoài chẳng thiếu
vạn lai triều là tiểu kinh đô
                                                                                [41.tr 41]
vào thời kỳ thịnh đạt của mình, phố hiến không chỉ còn là tên gọi cho một vùng chợ bến sông ở khu vực phía nam của dinh hiến mà nó đã trở thành tên gọi cho cả một vùng bởi vì việc buôn bán lúc này đã phát triển lên cả phía bắc, lùi sâu vào trong bờ.
phố hiến với quan niệm dân gian "thượng chí tam đằng (đằng châu, xích đằng, đằng nam) - hạ chí tam hoa (hoa dương, hoa cái, hoa điền)", tức là từ đằng châu xã lam sơn thị xã hưng yên đến nễ châu, xã hồng nam huyện tiên lữ ngày nay. trung tâm của phố hiến có thể xác định là vùng có khu thương điếm, có bến cảng và phố xá tập trung được ghi lại trên bản đồ của domoutiev vẽ lại năm 1985. nhưng phạm vi của phố hiến chắc chắn rộng hơn nhiều, qua lời mô tả của du khách william dampiev kể trong cuốn "những chuyến đi và những điều khám phá (voyages and discoverried)" viết về phố hiến ".... đó là một thành phố khá lớn có chừng 2000 nóc nhà..."

Admin Unknown

Chào mừng bạn đến với trang thông tin Phố Hiến, cùng chúng tôi hãy xây dựng một Phố Hiến văn hóa, bản sắc, phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN NAY

TRANG TIN

Trang tin nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Phố Hiến Hưng Yên

Copyright © 2015 All Rights Reserved

Designed by xetoyotahadong.com