Trong hoàn cảnh cụ thể của mình, Phố Hiến đã phải chịu những tác động
nặng nề của những điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, và đời sống cư dân để
đến chỗ suy giảm. Tuy nhiên trong thời kỳ thịnh đạt của Phố Hiến - vừa là một
tiền cảng của Thăng Long, vừa là một trung tâm mậu dịch đối ngoại lớn nhất của Đàng
ngoài. Trong quá trình cùng chung sống, những người Việt, Trung Quốc và người
Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... đã mang đến những nét văn hoá đặc trưng của
mỗi vùng, mỗi miền tạo cho nơi đây một vẻ đặc sắc. Song song với sự phát triển
này là sự ra đời và phát triển của các kiến trúc nghệ thuật: Đình, đền, chùa,
miếu, nhà thờ - cái phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi tầng lớp người dân
Phố Hiến
Khi nói
đến quần thể di tích Phố Hiến người ta thường đề cập tới 3 mảng chính, đó là: Những
khu phố cổ, thương điếm của người nước
ngoài đã từng đến buôn bán ở Phố Hiến và các công trình tôn giáo tín ngưỡng.
Tuy nhiên hiện nay những dấu vết về các thành quách, những khu phố cổ, nhà dân,
thương điếm và các cơ sở sản xuất thủ công đánh dấu một thời kỳ vàng son của
Phố Hiến còn lại rất ít và mờ nhạt. Song, cái hiện còn nơi đây là các công
trình gắn với tôn giáo tín ngưỡng - một quần thể kiến trúc độc đáo chứa
đựng những giá trị lịch sử - văn hoá hết
sức giá trị.
Các di
tích tôn giáo,tín ngưỡng của Phố Hiến đa dạng và phong phú về loại hình, độc
đáo về kiến trúc. Mật độ phân bố các di tích ở đây rất dày đặc, theo thống kê
của bảo tàng Hưng Yên hiện nay, ở thị xã Hưng Yên còn 70 di tích, trong đó xác
định thuộc địa bàn khu vực Phố Hiến xưa có 51 di tích, gồm: 23 đền, miếu, 14
chùa, 7 đình, 2 nhà thờ họ, 1 văn miếu, 1 võ miếu, 1 hội quán, 1 nghĩa địa
người nước ngoài, 1 nhà thờ thiên chúa giáo. Các công trình kiến trúc này có sự
đan xen hoà quyện lẫn nhau tạo ra sự pha trộn giữa kiến trúc Đông - Tây, kiến
trúc bản địa - ngoại lai trong một di tích. Có thể thấy các kiến trúc cổ này
thể hiện ba phong cách kiến trúc:
- Kiến
trúc Việt mang đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ tiêu biểu như: Chùa Hiến, chùa Chuông...
- Kiến
trúc đặc trưng của Phúc Kiến (Trung Quốc) như: Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu...
- Kiến
trúc kết hợp cả truyền thống kiến trúc đông tây như: Chùa Phố, Võ Miếu, nhà thờ
tổ họ Ôn, họ Tiết, nhà thờ Thiên chúa giáo...
Trong quần thể di tích đồ sộ này còn chứa đựng hàng
trăm, bia ký và hàng ngàn cổ vật. Ngoài các loại hình kiến trúc tôn giáo tín
ngưỡng trình bày ở trên Phố Hiến còn có một số loại di tích liên quan đến đời
sống sinh hoạt của Phố Hiến xưa như: Chợ, giếng, nghĩa địa người nước ngoài...
Quần thể di tích Phố
Hiến với các công trình kiến trúc nghệ thuật, cùng các di vật hiện còn lưu giữ
được là tài sản vô giá của quốc gia, chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hoá
rất lớn. Nó góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hoá của dân tộc, đồng
thời cũng là những minh chứng về bộ mặt xã hội Việt Nam trong một giai đoạn
lịch sử nhất định, trên mỗi bước phát triển của mình.
SOCIALIZE IT →