Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Đò Mè một tiền cảng quan trọng của Phố Hiến

Posted By: Unknown - 02:24

Chúng ta đều biết rằng Phố Hiến ở thế kỷ 16-17 là tiền cảng của Thăng Long, nhưng ít ai biết rằng Đò Mè (Domea) thuộc An Dụ xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng Hải Phòng từng là tiền cảng của Phố Hiến. Mặc dù chỉ là điểm tập kết đầu tiên của phần lớn các thương thuyền phương tây nhưng vai trò của nó là một điểm chốt vô cùng quan trọng trong hệ thống sông Đàng Ngoài thời điểm bấy giờ. 
Kể từ hội thảo khoa học quốc tế Phố Hiến năm 1992 địa điểm này cũng được nhắc đến như một phần của hội thảo nhưng những tài liệu thì chưa có nhiều nên chưa thể kết luận một cách chính xác. Phải tới một thập kỷ sau vào năm 2002 các nhà khoa học mới tiến hành khảo sát sau khi đã đi đến thống nhất và không còn nghi ngờ gì nữa Domea trong các thư tịch và mô tả của các thương nhân nước ngoài chính là địa điểm Đò Mè thuộc An Dụ, Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng Hải Phòng. 

Đường đi của tàu phương tây vào Phố Hiến neo đậu ở Đò Mè vào những năm đầu của thế kỷ 17. Đi từ cửa biển, vào đến hạ lưu sông Thái Bình rồi từ đó ngược dòng lên Phố Hiến


Đường đi của tàu phương tây vào Phố Hiến neo đậu ở Đò Mè vào những năm đầu của thế kỷ 21. Đi từ cửa biển, vào đến hạ lưu sông Thái Bình rồi từ đó ngược dòng lên Phố Hiến

Sơ đồ toàn tuyến theo mô tả cả W. Dampier là điểm này cách Rockbo ( Độc Bộ) chừng 20 hải Lý (96km). Địa điểm núi voi làm hoa tiêu trên Bản Đồ
Địa điểm này là một đầu mối quan trọng trong hệ thống cảng sông Đàng Ngoài thế kỷ thứ 17. Đóng vai trò là trạm trung chuyển trên tuyến ngoại thương đường sông Đò Mè - Phố Hiến - Kẻ Chợ. Cũng nên nhớ rằng tại đây không diễn ra hoạt động buôn bán như Phố Hiến và Thăng Long-Kẻ Chợ, nhưng nó là nơi neo đậu chủ yếu của các thương khách đến từ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nhật, Hà Lan.
Nguyên văn Mô tả của W. Dampier: Con sông (hay cửa sông) thứ hai là đường chúng tôi đi vào. Nó rộng và sâu hơn nhiều so với nhánh thứ nhất. Tôi không biết tên chính xác của nó là gì, nhưng để phân biệt với nhánh kia, tôi sẽ gọi nó là sông Domea, tại vì thành thị đáng kể thứ nhất mà tôi trông thấy trên bờ mang tên ấy. Cửa con sông này ở vĩ tuyến 20 độ 45 phút, đổ ra biển cách Rokbo độ 20 lý (96 km) về phía đông bắc. Giữa hai con sông này có nhiều dải cát hõm sâu rất nguy hiểm, trải dài ra xa khơi đến 2 lý (9,6 km) hoặc hơn thế nữa....  Mốc đánh dấu con sông này là một trái núi to, cao và rất dài ở trong đất liền, mà người ta gọi là Núi Voi. Phải chiếu thẳng mũi tầu về phía quả núi ấy theo hướng tây bắc, một phần tư ngả về phương bắc, sau đó căng buồm đi vào bờ sẽ thấy nước nông hơn. Khi đến chỗ nước chỉ còn 6 sải (11 m) sẽ cách chân (hay cửa) của bãi nổi từ 2 đến 3 dặm (3,2-4,8 km), đồng thời cũng cách đảo Ngọc khoảng chừng đó, thì nên đi áp sát theo hướng đông bắc. Với các mốc hải tiêu như thế và căn cứ vào chiều sâu của nước như trên bạn có thể buông neo để chờ hoa tiêu đến. Những hoa tiêu ở vùng cửa sông này là dân chài ngụ cư trong một xóm ngay ở cửa sông có tên là Batsha. Thôn này nằm tại một địa điểm thuận tiện để họ có thể trông thấy các tầu đang chờ hoa tiêu và cũng dễ dàng nghe thấy tiếng đại bác mà người Âu hay bắn để báo tin họ đã tới....”
Có nhiều thắc mắc cho rằng cửa sông đi vào là cửa sông Hồng đổ ra biển nhưng nên nhớ rằng cửa sông này có mớn nước thấp, không phù hợp cho tàu lớn đi vào.


Admin Unknown

Chào mừng bạn đến với trang thông tin Phố Hiến, cùng chúng tôi hãy xây dựng một Phố Hiến văn hóa, bản sắc, phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN NAY

TRANG TIN

Trang tin nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Phố Hiến Hưng Yên

Copyright © 2015 All Rights Reserved

Designed by xetoyotahadong.com