Các hoạt động kinh tế của phố hiến thế kỷ 17 - 18
Buôn bán nội địa
trong quá
trình thành lập và phát triển, phố hiến từ khi còn là nơi tụ cư, một thị trấn
sau đó phát triển thành một đô thị lớn vào thế kỷ xvii đã luôn mang tính nổi
trội đậm sắc thái kinh tế. lúc đầu là các hoạt động buôn bán quá mạng lưới chợ
và các hoạt động dịch vụ. sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở
thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương.
điều kiện
tự nhiên thuận lợi của phố hiến là một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông
vùng. trên cơ sở đó, các yếu tố kinh tế - xã hội mang tính kích thích là một
cụm chợ, một số phường thủ công (với 20 phường, chủ yếu phục vụ tại chỗ đời
sống của cộng đồng cư dân địa phương). điểm tụ cư ban đầu của số người hoa tị
nạn (làng hoa dương) cũng là một hạt nhân kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ trong
những thời kỳ sau.
bước
chuyển về chất trong đời sống kinh tế của phố hiến là khi có sự tác động của
một nhân tố chính trị (sự thành lập hiến sát sứ ty sơn nam) vào cái nền tảng
kinh tế đó và hệ quả là sự chuyển dịch trọng tâm từ những yếu tố nội sinh (thủ
công thương nghiệp địa phương) sang những yếu tố ngoại sinh (buôn bán với nước
ngoài). khi ngoại thương đã chiếm vị trí trọng yếu, thì đồng thời nó cũng đã
kích thích cả thủ công nghiệp và thương nghiệp nội địa.
Buôn bán với nước ngoài
ngoài các
hoạt động buôn bán của các thương nhân người hoa, nhật, bồ, pháp đã được phần
nào đề cập ở trên, đặc biệt đáng chú ý là các hoạt động kinh tế của các thương
nhân hà lan và anh, những công ty đông ấn đã đặt ở phố hiến những thương điếm
của mình và làm ăn buôn bán tương đối có hiệu quả.
các lái
buôn hà lan là những người phương tây đặt thương điếm sớm nhất ở phố hiến. ngay
sau chuyến đi của karel hartsinck trên chiếc tàu grol từ hirado (nhật bản) đến
đàng ngoài năm 1637, thương điếm ở phố hiến đã được mở. ý đồ của họ là lợi dụng
lệnh cấm xuất dương (toả quốc) của nhật bản, người hà lan sẽ thay thế người
nhật trong việc buôn bán với đàng ngoài. về phía việt nam, chính quyền chúa
trịnh ở đàng ngoài cũng có ý ưu tiên người hà lan, mong muốn một sự viện trợ
quân sự của hà lan cho đàng ngoài trong cuộc chiến tranh trịnh - nguyễn.
công việc
buôn bán của công ty đông ấn hà lan với đàng ngoài cũng khá phát đạt. liên tiếp
các năm sau đó đều có các tàu buôn của hà lan đến phố hiến và kẻ chợ để mua
hàng hoá, chủ yếu là tơ.
năm 1638,
karel hartsinck lại đến phố hiến trên chiếc tàu zandwourt mang theo tiền mặt và
hàng hoá. cùng năm đó, đến phố hiến cũng có chiếc tàu hà lan waterlooge verve
và chiếc wijdenes (do duijker chỉ huy)
năm 1639,
n. couckebaber đi trên tàu rijp và đến phố hiến, mang theo tiền, mua được 685
tạ tơ.
năm 1640,
k. hartsinck trên tàu lis và egel, mang tiền mua tơ sống và các hàng lụa, lĩnh.
năm 1641,
k. hartsinck lại đến phố hiến trên chiếc tàu klein rotterdam và meerman, mang theo tiền mua được
50 kiện tơ và 500 tấm lụa.
năm 1642,
anthonio van brouckhorst đến phố hiến trên chiếc tàu zeeuwsche nachtegqal mag
theo 2 vạn lạng bạc. cùng năm đó, liesvelt đến phố hiến trên chiếc meerman mua
được 250 tạ tơ sống và 41 tạ quế.
thương
điếm hà lan ở phố hiến tồn tại được 64 năm, ngay cả khi người hà lan được phép
mở một thương điếm nữa ở kẻ chợ vào năm 1645. 13 đời giám đốc thương điếm lần
lượt là: k. hartsinck (1637-1640); a. van brouckhorst (1640-1647); ph. schillman
(1647-1649); n. de voogel (1649-1659); hendrik baron (1659-1663); l. morre
(1663-1666); d. verdonk (1666-1667); c. rond (1667-1687); j. sibens (1687-1691)
và j. van loo (1691-1700).
những
thập kỷ đầu, công việc buôn bán của thương điếm hà lan ở phố hiến diễn ra khá
suôn sẻ và được nhà nước lê - trịnh chiếu cố ưu tiên so với những người ngoại
quốc khá. những người hà lan ở đàng ngoài cũng như ở những nơi khác “chịu biết
uốn mình theo hoàn cảnh”. họ thường đi lại tặng các món quà cho vua lê chúa
trịnh và các quan phụ trách khám tàu, thu thuế. vua lê thần tông đã nhận karel
hartsinck làm con nuôi (nghĩa tử). mặt khác các chúa trịnh cũng muốn tranh thủ
sự ủng hộ và viện trợ vũ khí của hà lan trong cuộc chiến tranh trịnh - nguyễn.
năm 1642, các tàu hà lan đã từng hỗ trợ chúa trịnh trong một cuộc thuỷ chiến
tấn công chúa nguyễn, nhưng không thành công.
tuy
nhiên, trong thời gian sau, thương điếm hà lan ở phố hiến đã làm ăn kém phát
đạt, dần sa sút. sau khi cuộc chiến trịnh - nguyễn chấm dứt (1672), chúa trịnh dần
tỏ thái độ lạnh nhạt với hà lan. tình hình buôn bán trở nên khó khăn hơn, lại
thêm sự cạnh tranh của các lái buôn phương tây khác, đặc biệt là người anh.
những vụ rắc rối và chạm giữa lái buôn hà lan với các quan chức địa phương và
nhà nước lê - trịnh ngày càng nhiều. lái buôn hà lan than phiền về chính sách
gây phiền hà, mua rẻ bán đắt của chính quyền lê - trịnh, cũng như thái độ sách
nhiễu, tham nhũng ăn hối lộ của các quan tuần hà kiểm soát tàu thuyền. ngược
lại, chính quyền lê - trịnh trách cứ người hà lan là không biết điều, tuy đã
được chiếu cố ưu tiên mà vẫn không chịu tuân theo các luật lệ của đàng ngoài.
theo đó, các tàu buôn hà lan thường khai man để trốn lậu thuế, thường là chỉ
khai man một nửa số hàng hoá có thực, gây thiệt hại cho triều đình.
sau khi
cân nhắc, năm 1700 giám đốc thương điếm j. van lô đã quyết định đóng cửa vĩnh
viễn thương điếm đàng ngoài, rút nhân viên, thiết bị về batavia, không gặp lại
nhà vua. chúa trịnh cũng tỏ thái độ lạnh nhạt, không tiễn đưa, nhưng có gửi thư
cho toàn quyền batavia, theo đó, “nhà vua không thể không chống lại việc toàn
quyền đã rút về các nhân viên công ty của mình, ngừng buôn bán với đàng ngoài,
tuy nhiên nhà vua vẫn hy vọng rằng sau này batavia sẽ thay đổi ý kiến”.
người anh
đến phố hiến muộn hơn người hà lan. sau những thất bại trong công việc buôn bán
với đàng trong, năm 1672, theo một lệnh chung từ luân đôn, william gyfford đi
trên chiếc tàu zant do thuyền trưởng a. parrick chỉ huy, đã từ bantam
(inđonêxia) đến đàng ngoài ngày 25/6/1672, theo đường cửa sông thái bình (tức
cửa sông đàng ngoài). gyfford tới phố hiến ngày 13/7/1672 và được các quan chức
địa phương cho phép thành lập ở đó một thương điếm cùng với thương điếm hà lan
đã có trước đó. tuy nhiên vì lúc đó vua lê gia tông và chúa trịnh tạc đang bận
đi đánh chúa nguyễn, nên phải đợi đến năm sau (1643), khi quay lại, gyfford mới
được chúa trịnh cho tiếp kiến.
ngay từ
đầu, gyfford đã được thông báo rằng chỉ được phép ở lại phố hiến và rằng “đừng
có nghĩ đến việc thành lập thương điếm ở kẻ chợ, vì những người ngoại quốc đều
không được lưu trú tại kinh đô, trừ người hà lan”.
ngày
20/7/1672, quan trấn thủ phố hiến đã cho người anh ở một ngôi nhà trong thị
trấn, được mô tả là “bất tiện, vì nó ở xa bờ sông, vận chuyển hàng hoá khá vất
vả”. ngôi nhà này sau chuyển giả cho thương nhân hoa kiều là nithoe, lúc đó
đang đi buôn bán ở nhật bản. đến tháng 10/1672, gyfford dời đến một ngôi nhà
thuê của monica dabada, là một ngôi nhà làm bằng tre, phòng thứ nhất dùng làm
văn phòng, phòng thứ hai dùng làm kho, có trồng nhiều cây dâu xung quanh nhà.
chỉ đến
tháng 8/1679, cuối cùng người anh mới được cấp cho một miếng đất gần thương
điếm hà lan ở kẻ chợ và được xây dựng thương điếm của mình ở đó. nhưng người
anh vẫn còn ở lại phố hiến cho đến năm 1683, trước khi rời hẳn lên kẻ chợ.
gyfford điều hành thương điếm anh ở phố hiến từ 1672 đến 1676, sau đó là
benjamin sanjer. viên giám đốc thương điếm anh cuối cùng ở phố hiến là william
hodges.
trong
những năm đầu, thương điếm anh ở phố hiến làm ăn tương đối phát đạt, cạnh tranh
với các đối thủ của mình như các thương nhân hà lan, trung quốc, một phần nhờ
tài tháo vát, ứng xử khôn khéo của w. gyfford. ngoài tàu zant, một số các tàu
buôn anh xuất phát từ bantam thường qua lại buôn bán ở phố hiến, như các tàu
flying eagle, formosa .
các mặt
hàng nhập của công ty đông ấn anh vào đàng ngoài qua cửa khẩu phố hiến thường
là lưu huỳnh, diêm tiêu (nguyên liệu tạo thuốc súng), vũ khí, hợp kim
kẽm-đồng-sắt dùng để đúc tiền, các loại dạ và vải khổ rộng anh, những đồ kỹ xảo
ngoại quốc dành cho vua chúa. mặt hàng người anh ở phố hiến đặt mua để xuất
khẩu nhiều nhất và chủ yếu là các loại tơ lụa, nhung, dưới dạng tơ sống, tơ đã
chuốt, đã dệt thành tấm, trợ hoặc dệt hoa với rất nhiều loại hạng khác nhau.
trong đó loại được ưa chuộng nhất và cũng giá đắt nhất là các loại lĩnh.
thường
thường, thương điếm anh giao mẫu đặt hàng gia công cho các thợ dệt đàng ngoài,
một số lớn tập trung ở các xứ bắc (tức kinh bắc) và xứ tây (sơn tây), đem về
giao hàng tại thương điếm phố hiến.
sau tơ
lụa, một mặt hàng đàng ngoài mà thương điếm anh ở phố hiến ưa chuộng, tìm mua
để xuất cảng là đồ sơn, nhất là trong những năm 1680. năm 1682, luân đôn đặt
mua hàng đồ sơn đủ mọi loại, nhất là các mẫu mã mới lạ và quí hiếm. sản phẩm có
thể là những đồ sơn được chế tạo ở đàng ngoài mà cũng có thể là những đồ gỗ
được chế tạo tại các công trường thủ công nước anh rồi mang sang đàng ngoài gia
công sơn thếp, bao gồm các loại bàn ghế, hòm rương, hộp, khay, khung gương,
ngăn kéo, mành che… sơn màu đen hoặc có trang trí hoa lá, chim muông.
ngoài ra
thương điếm anh còn đặt mua một số vật liệu sản phẩm khác như đồ gốm sứ, hương
liệu, xạ hương, lâm thổ sản… phương thức mua bán ngoài việc trả tiền mặt còn có
trao đổi hàng hoá như diêm tiêu, lưu huỳnh đổi lấy tơ lụa, lĩnh.
trong
công việc giao dịch buôn bán, thương điếm anh ở phố hiến cũng đã gặp phải một
số khó khăn, trục trặc. người anh than phiền nhiều về thái độ sách nhiễu của
một số viên quan tàu vụ, những việc cầu cạnh, hối lộ cho giới quan chức, những
món hàng bị ép trả giá thấp hoặc những món nợ không đòi được. một số vụ việc
rắc rỗi cũng đã xảy ra, william dampier kể lại câu chuyện brewster đã chuyên
trở từ kẻ chợ 2 chiếc đồng hồ lớn do các thợ đàng ngoài đúc, mỗi chiếc nặng
khoảng 500 cân anh, đi qua phố hiến đã bị các quan chức trấn thủ phố hiến lệnh
đưa lên bờ tịch thu…
sau những
lần cân nhắc, kể cả dự định huỷ bỏ, thương điếm anh ở phố hiến đã được chuyển
rời lên kẻ chợ vào năm 1683, tiếp tục kinh doanh, sau đó đến năm 1697 thì đã
đóng cửa vĩnh viễn.
SOCIALIZE IT →