Bến cảng sông
mạch máu
giao thương của phố hiến là sông xích đằng - đoạn sông nhị hà chảy sát phố
hiến. đoạn sông này sau bị cát bồi lấp, đến nay đã ở cách thị xã hưng yên
khoảng 2 kilômét. sự thuận tiện của phố hiến là ở chỗ đây là nơi trung chuyển
và trung điểm những đoạn đường sông từ biển đông vào tới kinh thành thăng long
như tuyến sông đàng ngoài, tuyến sông rokbo và nhiều tuyến sông khác. bến cảng
phố hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và
xin giấy phép đi tiếp tới kinh đô. các thuyền mành trung quốc, xiêm la và châu
á khác thì đi thẳng từ biển đông qua các cửa sông đàng ngoài hay sông rokbo,
tới phố hiến rồi ngược lên thăng long. các tàu buôn phương tây có trọng tải
nặng hơn thường bỏ neo tại một địa điểm cách biển không xa được gọi là domea
(đò mè) rồi dùng thuyền nhỏ và vừa chuyển lên phố hiến. tuy nhiên, cũng có khi
các tàu phương tây lên tận phố hiến, thậm chí thăng long - kẻ chợ. năm 1637,
khi thương nhân hà lan karel hartsinck tới phố hiến đã gặp nhiều tàu thuyền bồ
đào nha đi lại trên sông, chở đầy tơ sống. năm 1644, thuyền trưởng anthonio van brouckhorst, người hà lan, đã cho tàu
của mình lên tận kẻ chợ. hay năm 1672, tàu zant của công ty đông ấn anh đã đi
suốt dọc sông đàng ngoài. nhật ký của công ty đông ấn anh cũng đã ghi lại trong
hơn 10 năm (1672-1683), đã có khoảng 30 chuyến tàu phương tây cập bến tại phố
hiến, gồm cả tàu bồ đào nha, hà lan và anh.
ở phía
bắc phố hiến, bến xích đằng là một bến đò quan trọng, nhất là đối với việc buôn
bán nội địa. theo đại nam nhất thống chí, bến xích đằng có 4 bến đò: kệ
châu, quan xuyên, nhân dục và phương trà. bên kia sông lại có trạm tuần ty lãnh
trì là một trạm tuần lớn. đền thờ bà hàng nước ở xích đằng kể rằng chỉ nhờ vào
việc bán nước cho các khách thương của các thuyền bè qua lại mà bà giàu tới ức
vạn. ở phía nam có bến nễ châu, còn gọi là bến mới, có thể là nơi các tàu
thuyền phương tây thường đỗ đậu. địa danh truyền lại “bến đá”, “giốc đá” có thể
gợi đến những kè đá táp vào bờ sông cho những tàu thuyền lớn bỏ neo. ở đấy
người ta còn tìm thấy một bệ cột cờ bằng đá, phải chăng đó là di vật của các
thương điếm phương tây ngày trước?
những
người việt và khách thương trung hoa thời đó gọi chung phố hiến là “vạn lại
triều”, có nghĩa “bến nước từ đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào
triều đình (ở thăng long)”. điều đó nói lên vai trò quan trọng có tính quyết
định của bến cảng ở phố hiến, tính chất thương cảng đối với toàn bộ đời sống
kinh tế - xã hội của phố hiến.
SOCIALIZE IT →