Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Sự ra đời của Phố Hiến

Posted By: Unknown - 09:45

Sự ra đời của phố hiến
Phố hiến có một lịch sử khá sớm và lâu dài nhưng thời kỳ hưng đạt nhất của nó là vào khoảng nửa sau thế kỷ xvii.
trong giai đoạn tiền phố hiến, ngay từ thế kỷ x, các nhà nghiên cứu đã từng lưu ýý đến vùng đằng châu phía bắc thị xã hưng yên ngày nay, vốn là một lãnh địa của sứ quân phạm phòng ất (phạm bạch hổ), đến thời tiền lê là thực ấp của  lý công uẩn. thế kỷ xiii, dưới thời trần, khi nhà nguyên diệt tống, một số kiều dân trung quốc tị nạn đã kéo sang việt nam, lập nên làng hoa dương (hàm ý những hoa kiều tị nạn, thờ dương qúy phi đời tống), sau này bao gồm các xã mậu dương, lương điền và phương cái. cùng lúc đó, một số người việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này, buôn bán và làm ăn. có nhiều khả năng là tên gọi phố hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ xv. khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua lê thánh tông (1460-1497) nhà lê sơ (1428-1527) đã chia nước thành 12 đạo thừa tuyên. ở mỗi thừa tuyên có lập một ty hiến sát sứ trông coi việc kiểm sát, giám sát trong đó có việc kiểm soát các thuyền bè đi lại trên sông. người dân đã đặt tên cho khu phố chợ trước đây, nay có thêm lị sở của ty hiến sát sứ đặt ở đấy, là phố hiến.
tuy nhiên, phải đến thế kỷ xvii, phố hiến mới trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. lúc này, ở phố hiến có lị sở của trấn thủ xứ sơn nam, ty hiến sát sứ sơn nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người việt, hoa kiều, nhật bản và phương tây.
sách đại nam nhất thống chí của quốc sử quán triều nguyễn có chép: “cung cũ hiến nam ở địa phận xã nhân dục, huyện kim động là lị sở trấn sơn nam đời lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là vạn lai triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp”.
địa điểm hiến ty sơn nam chủ yếu đặt ở địa phận thị xã hưng yên ngày nay, nhưng trong lịch sử, do chính sách của từng triều vua và do sự chuyển dòng của sông hồng, có thể nhiều lần đã thay đổi, từ bên này sang bên kia sông. tấm bia dựng năm 1625 ở chùa hiến (tên chữ là “thiên ứng tự”) cho biết trấn lị sơn nam đóng ở hoa dương và đã di chuyển đi chỗ khác. đặc biệt, theo tấm bia dựng năm 1682 do vũ công đạo soạn, tìm thấy ở thôn tường lân, xã trác văn, huyện duy tiên (hà nam), thì vào năm 1644, chúa trịnh tráng đã lệnh cho dân thôn tường lân được miễn lao dịch vì đã phục vụ cho trấn thủ sơn nam. sau đó, trong 40 năm, lị sở đã nhiều lần chuyển đi nơi khác. tới năm 1679, hiến sát sứ sơn nam lúc đó là phan tự cường lại cho dựng lị sở mới ở thôn tường lân. tấm bia mô tả: “chánh đường xây ở giữa hai bên bờ có nhà cửa của quan quân. dân chúng tụ tập đến giúp đỡ, thợ thuyền đua khéo… tường xây bao bọc xung quanh lị sở lộng lẫy, hành lang rộng…”.

cùng với hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty, kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông. trạm lãnh trì ở sát phố hiến về phía bắc, theo sách lịch triều hiến chương loại chí của phan huy chú thuộc huyện kim động (tả ngạn sông hồng), nhưng theo sách các tổng trấn xã danh bị lãm lại thuộc huyện phú xuyên (hữu ngạn sông hồng) có hai cửa phụ: một ở đằng châu (thị xã hưng yên); một ở lạc tràng (kim bảng, hà nam ngày nay). trên bản đồ dòng chảy sông đàng ngoài từ cacho (hà nội) ra đến biển do một nhà hàng hải anh vẽ (thế kỷ xvii), ngoài địa điểm phố hiến ở bên tả ngạn được ghi là “thành phố ở đó người anh có một thương điếm”, thì cũng đánh dấu một địa điểm tụ cư hoặc một lị sở gì đáng chú ý ở phía đối diện, ở bên kia (hữu ngạn) sông hồng. 

Admin Unknown

Chào mừng bạn đến với trang thông tin Phố Hiến, cùng chúng tôi hãy xây dựng một Phố Hiến văn hóa, bản sắc, phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN NAY

TRANG TIN

Trang tin nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Phố Hiến Hưng Yên

Copyright © 2015 All Rights Reserved

Designed by xetoyotahadong.com