vị trí của phố hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông hồng - thái bình nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ. các nhà địa chất chia châu thổ bắc bộ thành 3 vùng tương ứng với ba thời kỳ thành tạo lớn: thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là việt trì; trung châu thổ với đỉnh là cổ loa; và hạ châu thổ với đỉnh là phố hiến - hưng yên, từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng bằng như những chiếc nan quạt. bằng đường thuỷ, phố hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa phương thuộc các trấn sơn nam, hải dương, an quảng. phố hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển bắc bộ đi sâu vào đất liền tới kinh thành thăng long, qua các tuyến sông đáy, sông hồng, sông thái bình. vị trí này được thể hiện rõ trên bản đồ dòng chảy sông đàng ngoài từ cacho (hà nội) ra đến biển do một nhà hàng hải anh vẽ (thế kỷ xvii).
một nhà hàng hải người anh tên là william dampier trong chuyến du hành đến đàng ngoài việt nam năm 1688 đã nhắc đến hai cửa sông chính từ biển đông vào lục địa đàng ngoài là cửa rokbo và cửa domea.
cửa sông rokbo, tức cửa sông đáy, cửa sông lớn nhất kể từ phía nam, trong các thư tịch cổ còn mang tên cửa đại, cửa đại ác hoặc cửa liêu. tên rokbo là biến âm của độc bộ, tên đoạn hạ lưu sông đáy thông ra biển, ngược lên sông vị hoàng (thuộc nam định), ăn thông vào sông hồng. cửa sông tương đối nông, vào thế kỷ xvii, độ nước sâu không quá 12 bộ (tức khoảng 3,648 mét), nhưng đáy là một lớp phù sa mềm, vì vậy rất tiện lợi cho các thuyền nhỏ.
cho đến khoảng giữa thế kỷ xvii, đó là lối vào chính của các thuyền mành trung quốc và xiêm la, ngược sông lên bỏ neo ở phố hiến. j. b. tavernier trong du ký năm 1679 gọi là “cua dag” và nhận xét: “tất cả những tàu lớn đều phải dừng lại ở cửa này, không thể vào đường sông lớn kẻ chợ, vì từ vài năm nay, nó đã bị bồi đầy cát”. đại nam nhất thống chí cũng ghi: “cửa liêu là cửa biển trọng yếu ở bắc kỳ, sau vì cát bồi lấp, thuyền ghe không thông”. các tác giả phương tây còn nhắc đến một tảng đá trên đó khắc hàng chữ lưu niệm “baron 1680” ở ven bờ sông đáy, chứng tỏ vào thời điểm đó, thương nhân samuel baron đã đi qua nơi này. samuel baron là con lai của một phụ nữ việt với giám đốc thương điếm hà lan ở đàng ngoài hendrik baron, sau nhập quốc tịch anh và làm nhân viên cho công ty đông ấn anh.
cửa sông thứ hai, cửa domea mà các tàu thuyền từ biển đông - nhất là các tàu phương tây có trọng tải lớn thường hay vào là cửa thái bình. william dampier trong chuyến du hành của mình có cho biết: “các tàu buôn phương tây thường nhờ hoa tiêu dẫn theo một luồng nước giữa hai dải cát ngoài cửa sông, tiến ngược qua hạ lưu sông thái bình, tới bỏ neo tại một thị trấn có tên domea cách cửa sông khoảng chừng từ 20 - 28 kilômét” (có nhiều khả năng là làng an dụ, xã khởi nghĩa, huyện tiên lãng, hải phòng). từ đó, dùng thuyền ngược lên theo sông luộc tới phố hiến.
cửa sông domea chính là cửa sông đàng ngoài (tonkin river) nổi tiếng trên các bản đồ và trong thư tịch cổ phương tây thế kỷ xvii-xviii với tư cách là tuyến giao thương quan trọng nhất của người châu âu tại khu vực phía bắc việt nam thời kỳ này. sông đàng ngoài là một phức hợp sông, gồm sông hồng chảy từ hà nội đến phố hiến, sông luộc và hạ lưu sông thái bình thuộc hải phòng ngày nay.
cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển đã nối liền phố hiến với các thị trường xa hơn. từ thời trần (1226-1400), các hoa thương ở xích đằng đã có những mối liên hệ với các cảng hội triều (thanh hoá), càn hải và hội thống (nghệ an). thế kỷ xvii-xviii, các quan hệ thương mại giữa phố hiến và vùng sơn nam với các phố cảng miền trung và đàng trong thông qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò phục lễ (nghệ an), phù thạch (hà tĩnh) và xa hơn là thanh hà (thuận hoá), hội an (quảng nam).
cuối cùng, cùng với các liên hệ giao thông nội địa trong thế kỷ xvii-xviii, phố hiến, qua hai hệ thống sông đàng ngoài và sông rokbo, còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển đông, như nhật bản, trung quốc, các nước đông nam á, cũng như với các nước phương tây như bồ đào nha, hà lan, anh, pháp...
trong lịch sử, phố hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông hồng (đoạn sông ngày xưa chảy qua phố hiến gọi là sông xích đằng), ngày nay tương ứng với phần đất của thôn đằng châu (xã lam sơn), tới thôn nễ châu (xã hồng châu, thị xã hưng yên) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km.
SOCIALIZE IT →