Nhà thờ họ Tiết ở Phố Hiến Hạ, trùng tu vào đầu TK 20 |
Nhà thờ họ
di tích
nhà thờ họ của người hoa ở phố hiến không còn nhiều, hiện nay chỉ còn lại hai
nhà thờ của hai dòng họ lớn, đó là: họ tiết và họ ôn. chúng tôi đã gặp và tiếp
xúc với hậu duệ của các dòng họ này là ông tiết văn độ (người đang trông nom
nhà thờ họ dòng họ tiết ở đường phố hiến, phường hồng châu, trước kia là hiến
hạ) và ông ôn đức thành (người đang trông nom nhà thờ họ dòng ôn ở đường trưng
trắc, phường quang trung, trước đây là khu hiến thượng). theo lời kể lại, những
dòng họ này đã sang đây làm ăn buôn bán từ thế kỷ xv, nhưng chúng tôi ngờ rằng
các dòng họ này chỉ thực sự bắt đầu phát triển và định hình vào thế kỷ xvi, bởi
những lý do sau:
+ vào thế
kỷ xv đời vĩnh lạc, vua nhà minh cấm người trung hoa nội địa giao thương với
bên ngoài, khiến nhiều người phải xuất tổ ly tông, mà trong đó có những người
hoa ở vùng hoa nam. trong thế kỷ xv, nhà lê sơ đề cao nho giáo, đồng thời sau
khi chiến thắng quân minh, chính quyền việt cũng không khắt khe lắm với người
hoa du nhập. vì thế trong thực tế đã có nhiều người hoa từ vùng hoa nam sang
việt nam ở vùng hải dương, hưng yên ngày nay để lập nghiệp (buôn bán).
+ cuối
thế kỷ xv sang thế kỷ xvi, bên trung hoa mở lại ngoại thương khiến người hoa đã
rút về bên kia biên giới. b ộ phận dòng họ người hoa ở lại, như dòng họ tiết ở
đây (nhưng chỉ nhớ đến đời thứ 5) lấy vợ và đồng hoá dần với người việt.
từ đường họ tiết tuy có gốc gác kiến trúc từ
một nhà hát "kinh kịch", nhưng tới nay thì từ đường này cũng
không khác lắm so với các nhà thờ họ của người việt. hiện tượng này cho chúng
ta thấy tính thực dụng, thương mại, không câu nệ của người hoa. họ không kiêng
kỵ khi lấy nhà hát làm nhà thờ họ của mình. vì vậy, chúng ta có thể thấy những
người hoa ở đây khác hẳn những người hoa giàu có ở các vùng khác, những thành
phần chủ yếu đến miền đất này là những
người nghèo và dân buôn.
người hoa đến phố hiến không chỉ có mục đích
khai thác kinh tế thương mại, mà còn có tính chất xây dựng. cho nên, khi mất đi
họ cũng được chôn tại nghĩa địa ở đây, cùng với những di tích tín ngưỡng mang
sắc thái trung hoa như: đông đô quảng hội, thiên hậu cung, võ miếu ... chứng tỏ họ đã coi nơi đây là
quê hương mình.
nghĩa địa người nước ngoài có cả người nhật và
người hà lan, nhưng chúng ta thấy: chính
sự có mặt của người hoa ở phố hiến là cơ sở để hình thành và phát triển của nền
kinh tế thương mại ở đây, dẫn đến sự có mặt của người phương tây và từ đó toả
đi các vùng .
SOCIALIZE IT →