Quá trình suy thoái của phố hiến
thời kỳ
hoàng kim, phồn thịnh nhất của phố hiến là vào khoảng giữa thế kỷ xvii, từ
những năm 30 đến những năm 80 của thế kỷ này. sau đó tiếp theo là một quá trình
suy thoái, dần dần diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng đô thị sầm uất thứ
hai trong cả nước này chỉ còn để lại những kỷ niệm, trở thành một tỉnh lị hưng
yên nhỏ bé.
biểu hiện
rõ nhất của sự suy thoái của phố hiến là sự sa sút trong các hoạt động buôn bán
với nước ngoài, vốn là thế mạnh kinh tế chủ yếu của đô thị.
mặt khác,
lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển đông
cũng đã có những chuyển biến. trung quốc, sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của
trịnh thành công ở đài loan năm 1683, một lần nữa đã bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra
một thị trường đông đúc hấp dẫn đối với các công ty đông ấn phương tây cũng như
một nguồn xuất khẩu quan trọng các mặt hàng tơ lụa và đồ gốm sứ. nhật bản cũng
chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa. các tuyến buôn bán đường
biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần qua khâu trung gian trung
chuyển, như trường hợp đàng ngoài, nữa.
trong
hoàn cảnh đó, bước sang thế kỷ xviii, ngoại thương việt nam và ở phố hiến nói
riêng đã giảm thiểu đáng kể. các thương điếm phương tây ở phố hiến và kẻ chợ
lần lượt đóng cửa, các tàu buôn phương tây hầu như rất ít còn lại vùng đàng
ngoài. phố hiến vắng hẳn các khách buôn nước ngoài, trừ người trung quốc là còn
ở lại buôn bán. tuy nhiên các hoạt động kinh tế của những hoa kiều ở phố hiến
lúc này cũng đã khác trước. những tàu buôn mà các chủ tàu là các đại thương
trung quốc qua lại giữa phố hiến và nhật bản không còn nữa. việc buôn bán trực
tiếp giữa việt nam và trung quốc một phần lớn đã chuyển qua đường cửa cấm với
bến ninh hải, một số khác theo đường sông và đường bộ. ở phố hiến, các hoa thương
đã chuyển sang hình thức mở cửa hiệu buôn bán tại chỗ và kinh doanh dịch vụ.
thế kỷ xix, khi kinh đô chuyển vào huế, một làn sóng của thương nhân trung hoa
ồ ạt nhập cư vào hà nội, một số gia đình hoa kiều trước kia từ kẻ chợ di cư đến
phố hiến nay quay ngược trở về hà nội, phần nào cũng làm cho phố hiến trở nên
vắng vẻ đi.
cũng
trong quá trình suy thoái về kinh tế, phố hiến đã mất dần đi vai trò quan trọng
về chính trị. bến cảng phố hiến do sự bồi lở của sông hồng ngày càng trở nên
bất tiện, làm phố hiến ngày càng cách xa dòng sông. vì vậy, năm 1726, chính
quyền lê - trịnh đã chuyển dời trấn lị sơn nam sang bên hữu ngạn sông hồng
thuộc huyện duy tiên. tuy năm 1737, thừa ty sơn nam có di chuyển trở lại phố
hiến nhưng hiến ty vẫn còn được giữ lại ở thôn tường lân, xã trác văn bên hữu
ngạn. năm 1741, trấn sơn nam được tách thành sơn nam thượng và hạ, trọng tâm
chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở vị hoàng (nam định ngày nay).
cũng
trong thế kỷ xviii, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra tại địa bàn
phố hiến. năm 1730, đê mạn trù vỡ, dân của nhiều vùng ở sơn nam trở nên nghèo
đói, phải tha phương cầu thực. tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của hoàng công
chất và nguyễn hữu cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm lực kinh tế của
phố hiến kiệt quệ. rồi sau đó là cuộc chiến giữa tây sơn và chúa trịnh.
sang đến
thế kỷ xix, dưới triều nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một thương cảng quốc
tế của phố hiến ngày nào giờ đây không còn nữa. năm 1804, dưới thời gia long,
trấn lị sơn nam thượng từ phố hiến đã được di chuyển về châu cầu (phủ lý ngày
nay). năm 1831, với cuộc cải cách của vua minh mạng, tỉnh hưng yên được thành
lập, thành tỉnh được xây dựng trên địa bàn phố hiến cũ, mang nhiều chức năng
quân sự, nhưng đã mất đi hoàn toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan, lúc
này đã được chuyển qua bến ninh hải (hải phòng).
cuối thế
kỷ xix, sách đại nam nhất thống chí ghi: “cung cũ hiến nam, phàm người
nước ngoài đến buôn bán thời đều tụ tập ở đây, phong vật phồn thịnh […] nhưng
nay thì không còn được như trước”. cuộc đời của một đô thị sầm uất nổi tiếng
trong cả nước, chỉ đứng sau kinh kỳ, đã đi vào lịch sử.
SOCIALIZE IT →