Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Chùa Hiến

Posted By: Unknown - 02:33

Chùa hiến

chùa hiến có tên chữ là "thiên ứng tự", nói đến "thiên ứng" là người ta có thể thấy được rằng đây là ước vọng của con người đặt ra với trời để cầu hạnh phúc, nhưng cũng có thể hiểu được chữ thiên là thiêng liêng, ứng là ứng hoá, ứng biến. đó là cái quyền năng vô lượng của nhà phật đối với chúng sinh. chùa còn có tên thường gọi là: chùa hoa dương hay chùa hoa giang.
chùa nằm bên cạnh đình hiến, cách chùa 150m về phía bắc, trước đây, là bến đá - nơi buôn bán và cập bến của các thuyền buôn. trước cổng chùa là đường phố hiến. nay, chùa thuộc thôn mậu dương, phường hồng châu, thị xã hưng yên.
theo lối kiến trúc và các mảng chạm khắc cho chúng ta thấy chùa được xây dựng vào thời hậu lê (thế kỷ xvii - xviii). về tổng thể, chùa được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc" gồm có 4 phần: tiền đường, thiêu hương, tam bảo và hai dãy hành lang
tiền đường gồm 5 gian 2 dĩ, có hai hàng cột cái làm bằng gỗ lim cao 3, 67m, phía trước không có cột quân, đầu xà gác vào tường. kiến trúc của tiền đường tương đối đơn giản, kết cấu bộ vì theo kiểu con chồng đấu sen, các con chồng được làm cách điệu hình đầu rồng. (riêng 2 bộ vì cạnh áp 2 trái được trang trí công phu hơn).
từ ngoài vào tiền đường phải qua hệ thống cửa bức bàn của ba gian chính, được làm theo lối thượng song hạ bản. niên đại trùng tu muộn nhất còn xác định được của toà tiền đường là thành thái năm nhâm thìn (1892) được ghi lại ở thượng lương.
qua tiền đường tiếp đến là toà thiên hương, gồm 3 gian  song song với tiền đường và thông suốt, không có tường ngăn tạo cho thiên hương như thêm rộng ra. để tạo cho phía trong chùa có ánh sáng tự nhiên và giúp cho thông thoáng, người ta đã làm phần mái chính giữa của toà thiêu hương theo kiểu chồng diêm 8 mái cao hẳn lên so với tiền đường, phần đỡ mái trên là hệ thống cột và hai vì bên, vách xung quanh là chấn song con tiện. cột, kèo toà thiêu hương được bào trơn đóng bén, không trang trí hoa văn. ở chính giữa toà thiên hương là một nhang án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, phía trên và phía dưới trang trí các đường nét hoa văn hình cánh sen, bốn phía đều có trang trí hình "lưỡng long chầu nguyệt".
tiếp theo là toà tam bảo, gồm 3 gian, được cấu trúc vuông góc với toà thiêu hương, tại tam bảo được bố trí làm 3 khu vực thờ: gian trung tâm là phật điện, gian bên phải thờ đức ông, bên trái thờ mẫu. 
trên cùng của thượng điện, lớp thứ nhất là ba pho tam thế, như bao ngôi chùa khác, ba pho tượng này có niên đại vào thế kỷ xviii. đáng quan tâm là lớp tượng thứ hai: chính giữa hàng này là tượng quan âm nam hải to lớn ở tư thế ngồi.  mũ của tượng được chạm trổ rất kỹ, chính giữa đỉnh mũ, phía trước có hình tượng đức "từ phụ" đó là a di đà phật. mặt tượng bầu bĩnh, trang nghiêm, 8 đôi tay được bố trí đăng đối, các thế tay của tượng đã được chuyển hoá, không theo phong cách của thế kỷ xvii nữa, tay cầm những nghi vật như bánh xe chuyển pháp luân, tràng hạt và kết ấn (vô uý, gia trì bổn tôn, thiền định), đặc biệt trước ngực là ấn chuẩn đề (chuẩn đề là một pháp đứng đầu vạn pháp). theo các nhà nghiên cứu về đạo phật thì khi tượng đã kết ấn này là chứng tỏ vào thời kỳ đó xã hội đang bị nhiễu nhương và chính vì sự nhiễu nhương ấy cho nên người ta đã làm pho tượng này đặt ở vị trí trung tâm của thượng điện với thế kết ấn chuẩn đề để cứu độ một cách gấp gáp. đồng thời, đây còn là một tượng khá lớn, lại ngồi ở giữa chính điện nên tượng còn mang ý nghĩa liên quan tới thương mại và đây là vị thần bảo hộ cho các thương thuyền.
 qua pho tượng này chúng ta hiểu vào khoảng thế kỷ xviii, xã hội nước ta lúc đó (hay ở vùng này) đang gặp những điều khủng hoảng, những điều không may, đặc biệt là về vấn đề thương mại.
bên cạnh tượng quan âm là hai pho tượng: kim đồng, ngọc nữ  có kích thước tương đối nhỏ, đầu đội mũ, mình khoác áo cà sa rủ nhiều nếp mềm mại ở tư thế đứng hầu hai bên. đây là những pho tượng đẹp có cùng niên đại với tượng  quan âm, còn lại các tượng trong chùa đều được khá muộn.
khép kín khu vực nội tự của chùa là hai dẫy hành lang, nơi này trước đây vốn để thờ các vị "la hán" và "thập điện diêm vương", nhưng hiện nay hệ thống tượng pháp ở đây không còn, nhà chùa hiện dùng nơi này để tiếp khách.
nhìn chung, đây là một di tích không có mấy nét đặc sắc về kiến trúc khi so với các di tích cùng loại hình ở đương thời. song, nó vẫn cho chúng ta thấy tính độc lập trong nghệ thuật kiến trúc thuần việt của ông cha ta. một giá trị nổi lên của ngôi chùa này là còn giữ được hai tấm bia đá đặt ở sân trước cửa chùa và hệ thống cùng ý nghĩa của tượng pháp đã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về phố hiến trong lịch sử.
hai tấm bia của chùa hiến được coi là cổ nhất ở đây, lưu trữ những giá trị lịch sử, văn hoá về phố hiến mà chúng ta có được từ trước đến nay:
- bia bên trái cao 113cm, đứng trên lưng rùa hai mặt đều khắc văn"thiên ứng tự - tân tự trùng tu thạch bi" (tân tự: chùa mới) niên đại vĩnh tộ (1625). diềm bia được trang trí ở cả hai mặt gồm các hình hoa dây uốn cong mềm mại. trán bia trang trí vân mây và mặt nguyệt. nội dung của văn bia nói về việc sửa chữa chùa mới, trong bia có ghi nhận "phố hiến nam nổi tiếng là nơi đô hội, tiểu tràng an của bốn phương" và "trụ sở ty hiến sát trấn sơn nam dóng ở đất hoa dương"... trong bia còn ghi rõ những người từ các nơi về đây buôn bán đóng góp tu sửa chùa, gồm người của hơn 50 vùng khác nhau cùng với các tên phường, phố của phố hiến xưa.

- bia bên phải hình khối hộp, trán bia làm theo kiểu mái long đình che phủ cho toàn bộ thân bia. bia cao 198cm, trên có ghi tiêu đề "thiên ứng tự - bi ký công đức tuỳ hỷ" dựng năm vĩnh thịnh thứ 5 (1709). văn bia ghi tên những người đã tham gia công đức sửa sang ngai báu, toà sen, hành lang, dựng tam quan và nhà tổ tráng lệ nguy nga. qua bia chúng ta thấy thương nhân đổ về đây buôn bán làm ăn từ bố chính (quảng bình), quảng xương, hoằng hoá, lôi dương (thanh hoá) đến thanh trì, từ liêm (thăng long) ... [26].

Admin Unknown

Chào mừng bạn đến với trang thông tin Phố Hiến, cùng chúng tôi hãy xây dựng một Phố Hiến văn hóa, bản sắc, phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN NAY

TRANG TIN

Trang tin nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Phố Hiến Hưng Yên

Copyright © 2015 All Rights Reserved

Designed by xetoyotahadong.com