Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Chùa Chuông Phố Hiến Hưng Yên

Posted By: Unknown - 02:00

chùa chuông có tên chữ là kim chung tự, tên thường gọi là chùa chuông. theo truyền ngôn của nhân dân trong vùng thì vào một năm đại hồng thuỷ, nước lụt mênh mông có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi dạt vào bãi sông thuộc địa phận thôn nhân dục, nhân dân trong vùng đua nhau kéo về địa phương mình, nhưng không được, đến khi các vị bô lão của làng ra làm lễ khấn trời đất rồi hô hào con em ra kéo thì quả chuông được đưa lên nhẹ nhàng. dân làng cho là có trời phật giúp đỡ bèn góp công, góp của dựng chùa, xây lầu treo chuông. chuông mỗi lần đánh lên tiếng ngân rất to và vang xa, khắp vùng đều nghe thấy, mọi người truyền là quả chuông vàng và chùa được đặt tên là "kim chung tự", có nghĩa là chùa chuông vàng.
mặc dù theo như truyền thuyết và sự tích còn được lưu giữ tại chùa giải thích về nguồn gốc của tên gọi chùa như vậy, song theo ý kiến của tác giả trần lâm biền trong  cuốn "chùa việt" và nhiều nhà nghiên cứu về đạo phật, cũng như lời kể của nhà chùa cho chúng tôi biết rằng: mỗi khi tiếng chuông rung lên làm cho muôn vật hướng tới cửa thiền, đồng thời làm cho những chúng sinh bị tội lỗi ở âm ty (địa ngục) được thoát khỏi các hình phạt và trôi về gần cửa chùa hướng tâm tới phật đạo, mà tìm đường giải thoát. đồng thời khi tiếng chuông rung lên cũng làm cho trời đất, muôn loài hoà hợp để tạo nên sự phát sinh, phát triển. đó là một ý nghĩa gắn dịch học của nho giáo. có lẽ chính vì vậy mà ngôi chùa được gọi là kim chung tự, với ý  nghĩa nơi đây là tiếng chuông vàng, tiếng chuông cảnh tỉnh, tiếng chuông diệt trừ những điều phiền não, tiếng chuông dẫn con người vượt qua bến đời bến mê về miền giác ngộ [10].
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng ở phía nam thôn nhân dục và nằm về phía cuối của phố nam hoà xưa (thời kỳ phố hiến), tương truyền cảnh đẹp nơi đây đứng vào hàng danh lam cổ tích của phố hiến. trong bài minh được khắc hoạ trên tấm bia đá dựng vào năm vĩnh thịnh thứ 7 triều lê (1711) hiện còn đang được lưu giữ tại chùa, ghi như sau:
"kim chung thành tráng lệ
ngọc vụ mãn phong trần,
hổ cứ sơn trang cẩm,
long triều thuỷ đức ngân
địa linh nhân tuấn kiệt
thiên bảo vật hoa tân
quả (?) phúc duệ vạn cổ
công đức vĩnh thiên xuân".
              tạm dịch:
"chùa chuông nên tráng lệ
 nhà ngọc mãn phong trần
hổ phục núi điểm gấm
rồng chầu dải sông ngân
đất thiêng người tuấn kiệt
vật báu trời phát phân
quả phúc dài vạn cổ
                     công đức mãi nghìn xuân      [44.tr 139]
đến thăm di tích chùa chuông, đi từ ngoài vào chúng ta phải đi qua một cổng tam quan. tam quan chùa chuông cũng giống như mọi tam quan khác, với ý nghĩa: "tam"ba; "quan"cửa, nhưng ngoài ý nghĩa là ba cửa để ra vào nhà chùa, nó còn mang ý nghĩa là ba lối nhìn, cách nhìn, cho nên tam quan là 3 nhận thức hay là 3 cách nhìn về giáo lý nhà phật, đó là: không quan, giả quantrung quan. tam quan chùa chuông mang dáng dấp của một nghi môn hơn là một tam quan bởi vì 2 cổng bên là 2 tầng 8 mái, cổng chính giữa là 3 tầng 12 mái. đằng sau tam quan đó còn rải rác những hiện vật như: lân đá, chồn đá được đặt ở hai bên lối vào mà các nhà nghệ thuật học xếp chúng thuộc sản phẩm nghệ thuật của cuối thế kỷ xvii đầu thế kỷ xviii. đây là những hiện vật rất đẹp của chùa chuông nói riêng và đất hưng yên nói chung. người ta vẫn nhìn thấy ở đấy những con sư tử đá hay chồn dạng sư tử này mang tư cách là những linh vật đứng đó để kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương [10], [11].
 sau tam quan là một con đường duy nhất, dẫn người ta tới sự giải thoát, gọi là "nhất chính đạo". con đường đi từ tam quan vào đến tận tiền đường được lát đá đó cũng còn được gọi là đường "linh đạo". đây là một yếu tố thuộc kiến trúc truyền thống mà chúng ta rất ít thấy còn ở các ngôi chùa khác, bởi theo các nhà nghiên cứu về phật học, thì "đá" đã tự có chất thiêng để truyền dẫn linh khí của trời đất, là nơi chứa đựng linh khí, sinh lực của vũ trụ, cho nên con đường này như còn có ý nghĩa là con đường sinh lực, con đường nâng bước chân của con người vào đạo. đi qua hồ nước, ngay phía sau tam quan, con đường của "đạo" được thể hiện bằng một cây cầu đá. hiện nay ở nước ta cầu đá không còn nhiều. có thể thấy như ở khu vực chùa dâu và lác đác ở một vài nơi như ở ninh bình hay ở dưới khu vực hải hậu - nam định và một vài nơi khác nữa. vì thế chiếc cầu đá nằm trên đường nối qua hồ nước (nơi tụ thuỷ) này là một sản phẩm vừa mang ý nghĩa về nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa thuộc lĩnh vực tâm linh, dẫn con người vào với đạo. nó nằm ở đằng sau tam quan, trên "nhất chính đạo", vì thế cũng được nhà chùa cho là cầu "giác", có nghĩa: khi con người ta vượt qua cầu này để đi vào chùa là đi trên  dòng trí tuệ để giác ngộ, mà đạo phật dạy rằng nhờ có trí tuệ mới đi đến giác ngộ và có giác ngộ thì mới đi đến giải thoát được.
 tiếp đến là toà tiền đường  gồm có 5 gian, 2 chái, nhưng hai gian đầu hồi được nảy ra phía trước để tạo ra mặt bằng của toà tiền đường này, có hình chữ u để tránh trình ra trước mắt 7 gian. và như thế, nó đã phá đi được cái cứng nhắc của kiến trúc. toà tiền đường được tu tạo tương đối muộn và có kết cấu theo kiểu "vì kèo trụ trốn bốn hàng chân", tuy nhiên ở đây vẫn giữ được phong cách cổ truyền đảm bảo được giá trị nghệ thuật truyền thống.
toà tiền đường nối với các hành lang tạo nên 1 hệ thống kiến trúc liên hoàn bao quanh lấy thượng điện, không như những ngôi chùa khác là  toà này lại có một ống muống nối với thượng điện. trong cái thể kiến trúc kết nối liên hoàn này giữa tiền đường, thượng điện, hai dãy hành lang và nhà hậu, còn gọi là kiến trúc kiểu "tứ thuỷ quy đường". kết cấu này đã tạo ra một khoảng sân trống ở phía trước thượng điện, được gọi là "thiên tỉnh", để lấy ánh sáng - sinh khí của trời. trong khoảng giữa "thiên tỉnh" ấy, người ta dựng một cây  hương bằng đá, bốn mặt của cây hương  khắc các bài văn có niên đại vào năm chính hoà 23 (1702) kể về việc tô tượng, làm gác chuông, gác khánh ... trên đỉnh của cây hương đó có bát hương, để mỗi khi thắp hương thì khói sẽ bay lên, tạo một sự liên kết giữa trời với đất nhằm truyền tải ước vọng của con người với đấng thiêng liêng. những cột đá này đã được nhiều nhà nghiên cứu cho là "trục vũ trụ" để nối giữa trời và đất, nó mang tư cách "thiên thạch trụ" như ở nhiều di tích khác, mà chúng ta thấy điển hình như ở chùa bồng lai (đan phượng - gần chèm - hà nội), đền thờ an dương vương (cổ loa). thiên thạch trụ này rõ ràng ăn chân qua đế vuông, nối với đất (âm) còn phần ở phía trên là nối với trời (dương), nó cũng mang tư cách như là một cái gạch nối để cho âm dương đối đãi. song, trong nhận thức của người việt thì chất liệu đá  tự nó đã chứa một sinh lực vô biên, thiêng liêng đồng thời nó cũng là vật chuyển tải sinh lực vũ trụ.
Thiên thạch trụ Chùa Chuông Phố Hiến Hưng Yên

tiếp đến là toà thượng điện, cũng mới được trùng tu lại, nên rất khang trang và đâu đấy trên các đầu bẩy chúng ta vẫn còn thấy những dấu vết còn lại từ thế xvii: đó là những mảng chạm trang trí với cái đao mác, những vân xoắn mà như cách giải thích trong cuốn "trang trí trong nghệ thuật cổ truyền" thì chúng ta có thể hiểu đó là những ước vọng cầu mưa của tổ tiên chúng ta. [11]
tượng chùa hiện nay khá đầy đủ được sắp xếp tương đối nghiêm chỉnh. hàng trên cùng là bộ tượng tam thế phật (tên đầy đủ là "tam thế thường trụ diệu pháp thân" hay "tam thế tam thiên phật) đại diện cho 3 nghìn vị phật ở quá khứ, hiện tại, tương lai.  đỉnh đầu tượng tam thế có phần tròn lồi (đứng ở dưới không nhìn thấy), gọi là "vô kiến đỉnh tướng", tượng trưng cho trí tuệ cao hơn hết của đức phật; tóc xoắn ốc tượng trưng cho những "chữ thánh", đó là: đức tự, cát tường tự, vạn tự ... nhờ được những chữ thánh ấy mà trí tuệ được nuôi dưỡng và là cái "bệ đỡ" cho "nhục kháo", càng biểu hiện cho trí tuệ viên mãn của đức phật. mặt tượng nhìn xuống để soi rọi nội tâm. mũi thẳng, cân phân đầy đặn biểu hiện chính nhân quân tử. miệng thoáng nụ cười mang nghĩa cảm thông và cứu độ; đỉnh tai cao hơn đuôi lông mày để biểu hiện quyền uy và thuỳ tai thấp hơn mũi để thể hiện đại tâm từ bi [10].

Tượng thập bát la hán Chùa Chuông Phố Hiến

theo các nhà nghiên cứu về nghệ thuật học thì ba pho tượng này có niên đại tương đối muộn, nhưng các đài sen thì lại được làm vào thế kỷ xvii với những cánh sen múp phồng, mũi nhô hẳn ra. tiếp xuống phía dưới là các lớp tượng: di đà tam tôn, tượng chuẩn đề, ngọc hoàng thượng đế ... nhìn chung hệ thống tượng pháp trên thượng điện của chùa tương đối đầy đủ và là những pho tượng đẹp, hầu hết là có niên đại từ cuối thế kỷ xvii về sau. đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
cách đây vài năm được sự cho phép của bộ vhtt thì hệ thống tượng chùa gồm: tượng thập bát la hán (mà nhiều người còn gọi là tượng "truyền đăng") cũng như động quan âm và hệ thống phù điêu về thập điện diêm vương đã được làm lại, khiến cho ngôi chùa đã trở thành một trung tâm văn hoá của thị xã hưng yên - điểm neo chân khách hành hương đến chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống và gửi gắm tâm hồn của mình vào cõi thiền.
được sự cho phép của bộ văn hoá thông tin, hiện nay chùa chuông đang được tiếp tục tu sửa gác chuông và gác khánh phía sau, nối liền với thượng điện và cùng với hai dãy hành lang, tạo thành thế liên hoàn, làm cho di tích trở nên bề thế, uy nghiêm. tiếp nối phía sau gác chuông, gác khánh, qua một sân gạch rộng là nhà tổ và cũng là nơi thờ mẫu, vừa được tu bổ vào năm 1997.
Cây cầu đá trên đường nhất chính đạo từ tam quan vào


cùng với  giá trị nghệ thuật về mặt kiến trúc, tượng pháp, các di vật của chùa chuông cũng góp phần không nhỏ trong việc nhìn nhận, nghiên cứu về phố hiến gồm: chuông, khánh, bia đá, các đồ tế tự ... trong đó đáng kể nhất là tấm bia đá cao 165cm, rộng110cm được dựng vào năm tân mão, niên hiệu vĩnh thịnh thứ 7 (1711). bia được đặt tại hành lang bên phải phía trong chùa. phần trán bia khắc nổi hình "lưỡng long chầu nguyệt", diềm bia trang trí hoa lá cách điệu. mặt trước bia có tiêu đề "kim chung tự thạch bi ký". phần đầu bia giới thiệu việc lập bia do quan viên trưởng lão, thiền tăng sãi vãi thuộc xã nhân dục huyện khoái châu. tiếp theo miêu tả cảnh danh thắng, hào khí anh linh sông nước nơi đây. mặt sau bia có tiêu đề "nhân dục xã cổ  tích truyền" ghi tên tuổi những người đã góp công góp của tôn tạo chùa. phần cuối văn bia có ghi các đơn vị phường của phố hiến. đây thực sụ là một tư liệu quý giúp chúng ta thấy được hình ảnh của hoạt động thương nghiệp, thủ công nghiệp của đô thị cổ phố hiến trong thời kỳ thịnh đạt của nó. 

Admin Unknown

Chào mừng bạn đến với trang thông tin Phố Hiến, cùng chúng tôi hãy xây dựng một Phố Hiến văn hóa, bản sắc, phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN NAY

TRANG TIN

Trang tin nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Phố Hiến Hưng Yên

Copyright © 2015 All Rights Reserved

Designed by xetoyotahadong.com